5 bài học nằm lòng nếu muốn khởi nghiệp F&B thành công

Khởi nghiệp F&B

Khởi nghiệp F&B là loại hình kinh doanh được nhiều người, đặc biệt là giới trẻ lựa chọn đầu tư. Nhiều thương hiệu như Laika Cafe, The Coffee House, The Kafe… là những “hiện tượng” kinh doanh thành công trong lĩnh vực F&B với những ý tưởng thú vị, độc đáo. Tuy nhiên, kinh doanh chưa bao giờ là con đường dễ dàng, nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức. Nếu như bạn cũng đang có ý định khởi nghiệp kinh doanh F&B (mở quán cafe, trà sữa, sinh tố, quán ăn, nhà hàng…) thì đừng bỏ qua những bài học sau đây.

I. F&B là gì? Các mô hình F&B phổ biến nhất hiện nay

1.1. F&B là gì? 

F&B là viết tắt của Food and Beverage, được biết đến là loại hình dịch vụ ẩm thực trong nhà hàng, khách sạn, khu du lịch và quầy ăn uống.

  • Ngành F&B hay ngành dịch vụ F&B là ngành dịch vụ nhà hàng, khách sạn, khu du lịch và quầy ăn uống.
  • Kinh doanh F&B chính là kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực, nhà hàng, ăn uống
  • Doanh nghiệp F&B chính là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực, nhà hàng, ăn uống.

Nhiều người vẫn chỉ hiểu F&B chỉ là nhà hàng nhưng trên thực tế trong một bộ phận của khách sạn cũng có F&B. Bộ phận này trong khách sạn có thể là quán cafe, quầy bar, nhà hàng xuất hiện bên trong khuân viên khách sạn.

F&B là gì?

1.2. Các mô hình F&B phổ biến hiện nay

Để hiểu rõ hơn về F&B thì sau đây MISA sẽ giới thiệu một vài mô hình F&B phổ biến hiện nay nhé:

Mô hình F&B trong kinh doanh chuỗi khách sạn 

Khách sạn – nơi chuyên cung cấp các nhu cầu lưu trú nghỉ dưỡng. Ngoài ra còn phục vụ nhu cầu ăn uống cho khách hàng. Đây chính là một bộ phận F&B trong khách sạn.

Bộ phận F&B này có nhiệm vụ bố trí, cung cấp các nhu cầu về ăn uống cho khách hàng lưu trú tại khách sạn. Đồng thời, cung cấp các dịch vụ như: tổ chức tiệc sinh nhật, tiệc cưới, tiệc hội nghị liên hoan… Ở một số khách sạn lớn đây còn là nơi tổ chức cho nhân viên ăn uống. Nếu khách sạn nào cung cấp và làm tốt cả dịch vụ lưu trú nghỉ dưỡng và ăn uống thì chắc chắn sẽ có doanh thu cao.

Mô hình kinh doanh F&B công nghệ 

Mô hình này cung cấp dịch vụ ăn uống thông qua việc đặt hàng ship tận nơi trên các app được cài đặt trên điện thoại kết nối internet. Thói quen của người tiêu dùng thay đổi mạnh mẽ, đặc biệt sau thời gian dịch bệnh phải giãn cách xã hội. Đây cũng chính là một trong nhiều điều kiện thúc đẩy mô hình kinh doanh F&B online phát triển.

Tất nhiên, hình thức kinh doanh này phù hợp tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng…

khởi nghiệp F&B trên các ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến

Tham khảo một số mô hình quán trong kinh doanh F&B:

II. 5 bài học quan trọng khi khởi nghiệp F&B

2.1. Xác lập được mục tiêu cụ thể và vạch ra kế hoạch hành động

Khởi nghiệp F&B là một hành trình dài và nó cần sự tích lũy cũng như những kinh nghiệm qua từng năm. Vì thế để bạn có thể vững tin trên con đường này buộc bạn phải có lộ trình phát triển cũng như những kế hoạch vừa chi tiết, vừa cụ thể cho mỗi giai đoạn nhất định. Bạn phải biết được mình muốn làm gì, xây dựng thương hiệu này cho ai và mục tiêu hướng đến chủ yếu là gì. Chỉ có như thế thì bạn mới có thể gắn bó lâu dài và gây dựng được tên tuổi cho chính mình. 

2.2. Chuẩn bị vốn và kêu gọi đầu tư khôn ngoan 

Cần bao nhiêu vốn để mở nhà hàng, quán ăn, quán cafe… là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Số vốn đầu tự phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm những chi phí cố định (tiền thuê mặt bằng, sửa và trang trí quán, mua thiết bị vật dụng nhà hàng, mua nguyên vật liệu, tiền lương nhân viên…) và những chi phí không cố định (tiền dịch vụ điện nước, các chi phí phát sinh khác).

Khi liệt kê chi tiết từng khoản cần đầu tư, bạn nên chuẩn bị tiền vốn để thiết kế thi công trong thời gian đầu và số tiền đảm bảo vận hành bán hàng, xử lý những sự cố xảy ra (nếu có). Nhiều nhà hàng, quán ăn phải đóng cửa sau 3-6 tháng vì không đủ vốn, không có dòng tiền xoay vòng đảm bảo các hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường.

Khởi nghiệp F&B cần có kế hoạch cụ thể. Chính nhờ quá trình chuẩn bị lâu dài đó, bạn vừa có thể tích lũy được tiền và cả những kinh nghiệm quý báu.

Chi phí khấu hao khi khởi nghiệp F&B

Ngoài việc tự chủ động vốn, bạn có thể kêu gọi đầu tư. Nhưng làm thế nào để được đầu tư? Trước hết bạn cần thể hiện cho nhà đầu tư thấy được năng lực cũng như tiềm năng phát triển của nhà hàng trong thị trường F&B cạnh tranh đầy khốc liệt.

Khi nhận được vốn đầu tư là bước đầu thành công, là cơ hôi để thể hiện sức mạnh kinh doanh của bạn. Trong chương trình Shark Tank, CEO Anh Tuấn đã từng nói: “Việc nhà đầu tư chấp nhận bỏ tiền để phát triển mô hình của mình thì đội ngũ cũng phải không ngừng nỗ lực để cải tiến và đạt được KPI, thậm chí là phải chiến đấu tới cùng”.

Đối với nhà đầu tư, tiền tiêu cho ai, tiêu như thế nào và tiêu để làm gì là những điều cực kỳ quan trọng và cần thiết. Do đó hãy kêu gọi đầu tư thật khôn ngoan và có hướng đi hợp lý.

2.3. Tìm hiểu thị trường và xác định đúng khách hàng mục tiêu

Thị trường F&B vô cùng rộng lớn, nhiều nhóm khách hàng với những nhu cầu ăn uống, sở thích khác nhau. Khi xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ giúp bạn có kế hoạch marketing chăm sóc phù hợp.

Khởi nghiệp F&B cần thấu hiểu khách hàng

Ví dụ với nhóm khách hàng nghiền cafe, đi cafe là thưởng thức đồ uống thì nên chú trọng nhiều hơn vào chất lượng đồ uống, có thể để khách hàng nhìn thấy những công đoạn pha chế để tăng sự tin tưởng và yêu thích quán.

Đối với nhóm khách hàng ra quán cafe để làm việc, trao đổi công việc với bạn bè thì nên chú trọng nhiều vào không gian yên tĩnh, thoáng đãng. Thiết kế những không gian ngồi với ánh sáng tự nhiên là điều tuyệt vời nhất.

Đối với nhóm khách hàng ra quán cafe để sử dụng wifi, bạn có thể sử dụng wifi marketing để thu thập thông tin và có những kế hoạch chăm sóc về sau. Cần đảm bảo mạng khỏe và ổn định.

Bên cạnh đó, nên nghiên cứu đối thủ xem điều gì thu hút khách đến với quán của họ mà không phải là quán của bạn.

2.4. Kế hoạch để đối phó với những rủi ro 

Trong kinh doanh F&B thì rủi ro thực sự là một điều vô cùng bình thường. Nhiều người khởi nghiệp kinh doanh F&B đến lần thứ 6 thứ 7 họ mới thành công và quả thực qua những lần thất bại bạn sẽ có được những bài học cho riêng mình.

Tuy nhiên rủi ro là điều không hề dễ chịu một chút nào, vì thế để đối phó với những điều này buộc bạn phải có kế hoạch cụ thể. Kế hoạch đến từ những phương án đề phòng rủi ro trong quá trình vận hành. Số tiền vốn phòng ngừa rủi ro là như thế nào, hỗ trợ từ bên thứ 3 khi nhà hàng gặp vấn đề,… tất cả đều phải có sự tính toán cẩn thận và chỉn chu ngay từ đầu để tránh những tình huống không như ý xảy đến, ví dụ như: 

  • Nhân viên “non” chưa xử lý chuyên nghiệp những sự cố tại nhà hàng, quán ăn
  • Vấn đề an toàn thực phẩm, chất lượng đồ ăn thức uống chưa ổn định
  • Khách hàng phản hồi về giá cả, thông tin khuyến mãi chưa rõ ràng
  • Hoặc bị đối thủ chơi chiêu review xấu về nhà hàng, quán ăn của bạn
  • ….

2.5. Quản lý doanh thu, vận hành bài bản

Doanh thu, lợi nhuận ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển lâu dài của quán. Về cơ bản, một nhà hàng sẽ phát triển tốt nếu quản lý khoa học, thống kê chi tiết được các nguồn thu – nguồn chi, báo cáo doanh thu và lợi nhuận rõ ràng, lãi thật.

Do đó, bạn cần tính toán chi ly, theo dõi và kiểm kê tình hình bán hàng theo ngày. Hạn chế thấp nhất tình trạng gian lận, thất thoát từ nhân viên hoặc từ khách hàng. Thay vì quản lý thủ công bằng sổ sách, excel thì sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng tự động báo cáo doanh thu sẽ giảm bớt gánh nặng quản lý. Đồng thời cải thiện doanh số bán hàng và làm phong phú trải nghiệm của khách hàng.

Phần mềm quản lý doanh thu nhà hàng, quán ăn MISA CukCuk được phát hành bởi Công ty cổ phần MISA, sử dụng tốt cả online lẫn offline với những báo cáo chi tiết về doanh thu, tình hình kinh doanh. Cung cấp hệ thông báo cáo dễ hiểu, trực quan và chi tiết dựa trên doanh thu tổng quan và doanh thu theo món ăn. Hỗ trợ anh chị chủ quán quản lý thu chi hiệu quả.

Phần mềm quản lý doanh thu MISA CukCuk

Đăng ký dùng thử phần mềm quản lý doanh thu nhà hàng MISA CukCuk TẠI ĐÂY. Tham khảo Top 5 phần mềm quản lý doanh thu tốt nhất cho nhà hàng, quán cafe của bạn

III. Tạm kết

Khởi nghiệp F&B chưa bao giờ là con đường dễ dàng, ngoài kinh nghiệm vốn có bạn cần sử dụng các ứng dụng công nghệ, thiết bị tính tiền hiện đại để bán hàng chuyên nghiệp, nhanh chóng hơn. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có cho mình những kiến thức về khởi nghiệp F&B thành công, phát triển thương hiệu của riêng mình.

Đừng quên đăng ký nhận tin từ MISA CukCuk để không bỏ lỡ những kiến thức kinh doanh, tin thị trường ngành F&B bổ ích!

đăng ký nhận tin

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Bài viết liên quan
Xem tất cả