Kinh nghiệm mở quán cơm văn phòng, thành công 99%

Kinh doanh cơm văn phòng

Nếu bạn đang có dự định kinh doanh khởi nghiệp trong ngành FnB nhưng lại không muốn mở quán cafe hay trà sữa vì nhận thấy thị trường quá bão hòa, thì mở quán cơm văn phòng sẽ là một trong số những thị trường tiềm năng. Vậy làm gì với số vốn kinh doanh ít, mà vẫn vận hành được một quán cơm văn phòng hiệu quả? Cùng tìm hiểu những kinh nghiệm khi kinh doanh quán cơm văn phòng qua bài viết dưới đây

1. Kinh nghiệm mở quán cơm văn phòng 

Điều quan trọng giúp cho một mô hình kinh doanh thành công là việc xác định được đúng đối tượng khách hàng và định giá đúng sản phẩm của mình theo thị hiếu. Điều này không phải chỉ ước lượng hay tham khảo đối thủ cạnh tranh mà có thể có.

Món ăn ngon, không gian sang trọng, giá cao liệu có thực sự phù hợp với mô hình quán cơm văn phòng mà bạn đang hướng đến không? Mở quán cơm văn phòng cần những gì? Mời anh chị cùng MISA CUKCUK tìm hiểu ngay dưới đây

1.1. Khách hàng của bạn là ai?

Xác định khách hàng mục tiêu của bạn là ai? Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề mặt bằng, giá thành cũng như hình thức phục vụ của chính bạn. Định hình rõ, quán của bạn phục vụ chủ yếu là học sinh, sinh viên hay dân văn phòng.

kinh doanh đồ ăn online

Số lượng khách trung bình một ngày là bao nhiêu? Họ có thể ghé thăm vào những bữa nào? Tần suất 1 tuần họ có thể ghé quán ra sao? Mỗi bữa ăn, định mức tiêu dùng của họ khoảng bao nhiêu?

1.2. Mặt bằng sẽ ở khu vực nào?

Có một đặc điểm chung là quán nên nằm tại những vị trí có đông dân cư. Cũng có thể gần khu phố văn phòng để thuận tiện hơn trong việc đi lại của khách hàng.

Nếu trong thời gian đầu bạn chưa thực sự đủ vốn để có thể thuê những mặt bằng rộng, thuận tiện giao thông, bạn có thể cân nhắc thuê nhà với khu bếp rộng, ưu tiên cho hoạt động giao hàng tại nhà trước. Khi nguồn vốn và quán đi vào hoạt động ổn định, bạn sẽ mở rộng và chuyển địa điểm sau.

1.3. Thiết kế quán cơm

Khi thiết kế quán cơm văn phòng bạn cần lưu ý một vài điểm sau:

  • Gọn gàng, sạch sẽ: tạo không gian thoải mái, dễ chịu
  • Bố trị hợp lý: vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa thuận tiện trong việc phục vụ
  • Ánh sáng tốt: tạo cảm giác ấm cúng, dễ chịu

Bạn có thể tham khảo một số thiết kế quán cơm văn phòng đẹp, đơn giản, ít tốn kém chi phí như:

thiết kế quán cơm văn phòng - phong cách hiện đại
Thiết kế quán cơm văn phòng – phong cách hiện đại
thiết kế quán - phong cách vintage
Thiết kế quán cơm văn phòng – phong cách vintage
thiết kế quán - phong cách đồng quê
Thiết kế quán cơm văn phòng – phong cách đồng quê
thiết kế quán cơm văn phòng - phong cách tối giản
Thiết kế quán cơm văn phòng – phong cách tối giản

1.4. Thực đơn quán cơm văn phòng gồm những gì?

Đây là một trong những bài toán khó khi xây dựng thực đơn cho quán cơm trong thời điểm mới kinh doanh ban đầu. Hãy tận dụng thời gian chạy thử nghiệm để áng chứng được lượng khách cần phục vụ cũng như thị hiếu của họ là gì.

Thậm chí bạn có thể chiết khấu cho thực khách nếu họ có thể đặt trước số lượng suất ăn để quán chủ động trong việc lên thực đơn và chuẩn bị nguyên vật liệu trước. Con số dự phòng sau đó sẽ dành cho những vị khách vãng lai và những phát sinh của các nhóm khách đặt trước.

  • Đa dạng món ăn: đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng
  • Món ăn nhanh, gọn: phù hợp với thời gian ăn trưa ngắn của dân văn phòng
  • Giá cả phải chăng: cân đối giữa chất lượng và giá cả
  • Món ăn đặc biệt: có một vài món ăn đặc trưng để thu hút khách hàng

kinh doanh cơm văn phòng

1.5. Chất lượng nguyên liệu và vệ sinh an toàn thực phẩm

Điều quan trọng là mọi nguyên vật liệu đều phải được giữ ở trạng thái tươi mới. Thậm chí thực đơn của bạn cần thay đổi mỗi ngày để khách hàng có thể hứng thú với mỗi bữa ăn. Cố gắng nắm rõ số lượng đơn hàng cố định trong ngày.

  • Nguồn gốc rõ ràng: Chọn nhà cung cấp uy tín, đảm bảo chất lượng thực phẩm
  • Vệ sinh: Chế biến sạch sẽ, bảo quản thực phẩm đúng cách
  • Đảm bảo an toàn thực phẩm: Có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

1.6. Chi phí mở quán cơm văn phòng

Chi phí để sở hữu một mặt bằng đủ cho quy mô từ 10 – 15 bàn thường rơi vào khoảng từ 10 – 30 triệu/tháng. Thêm vào đó, phụ thuộc vào yếu tố sân bãi, khu vực để xe, nằm ở mặt đường hoặc khu vực trong ngõ. Tiếp đó là quán ăn chuẩn bị 30 – 50 triệu đầu tư cho vấn đề về cơ sở vật chất, bàn ghế, bát đĩa.

Nhân viên từ 3 – 4 người, phục vụ luân phiên, sẵn sàng có khả năng đi giao hàng xung quanh cửa hàng. Đầu tư ngân sách thêm cho việc nguyên vật liệu đầu vào khoảng 20 – 30 triệu. Ngân sách còn lại đầu tư cho menu, biển bảng và ngân sách chạy quảng cáo.

chi phí khi mở quán cơm văn phòng

1.7. Phục vụ nhanh chóng, chuyên nghiệp

  • Nhân viên thân thiện: tạo ấn tượng tốt với khách hàng
  • Thời gian phục vụ nhanh chóng: Giúp khách hàng tiết kiệm thời gian
  • Đóng gói cẩn thận: Đối với khách hàng mua mang về

1.8. Tạo chiến dịch Marketing

  • Mạng xã hội: Tạo fanpage, đăng ảnh trong các hội nhóm, tổ chức các chương trình khuyến mãi
  • Tờ rơi, banner: Phát tờ rơi, treo banner tại các khu vực xung quanh quán
  • Hợp tác với các công ty: Cung cấp dịch vụ giao cơm tới các văn phòng

1.9. Quản lý chi phí

  • Theo dõi chi phí hàng ngày: nguyên liệu, nhân viên, điện nước,…
  • Tìm kiếm nguồn hàng giá rẻ: Mua số lượng lớn để được giá tốt

1.10. Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ pháp lý

Khi kinh doanh quán cơm văn phòng, chủ tiệm cần đăng ký kinh doanh quán ăn và xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Để tránh những rắc rối về pháp lý về sau, nhất định các chủ quán cần tìm hiểu và chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan

2. Mở quán cơm văn phòng online

Nếu mặt bằng với bạn vẫn đang còn là bài toán khó đối với bạn, hãy bắt đầu bằng việc tận dụng nguồn lực bạn sẵn có hoặc vấn đề chi phí giảm thiểu ít hơn.

Trong khoảng thời gian này, bạn chuẩn bị về tài chính và nhân sự một cách bài bản hơn. Bạn cũng có thể rút kinh nghiệm từ trong chính những ngày đầu kinh doanh online chưa mở quán.

Đặc thù khoảng thời gian này, mọi nguồn doanh thu bạn có đều đến từ kinh doanh quán cơm văn phòng online và những mối quan hệ bạn có. Hãy đảm bảo khách hàng liên hệ đặt món dễ dàng và nhanh chóng nhất.

2.1. Đối tác giao hàng

Đặc thù của đối tượng sinh viên, dân văn phòng thường có khá ít thời gian nghỉ trưa. Nhu cầu có một bữa ăn tiện lợi nhưng vẫn đủ chất đang là ưu tiên hàng đầu.

Điều đó lý giải vì sao các dịch vụ giao hàng tận nơi luôn luôn trong tình trạng quá tải. Liên kết với các dịch vụ Now, Shopeefood, Grab Food… cũng là một kênh quảng cáo hiệu quả.

Kinh doanh cơm văn phòng

Gian hàng được cập nhật đầu tiên trên trang chủ của ứng dụng với mức ưu đãi hấp dẫn. Trung bình một tháng có tới hơn 8 triệu người dùng sử dụng Now tại Việt Nam. Con số đó chứng tỏ sự tiềm năng của thị trường này đang ngày một lớn. Dịch vụ giao hàng tận nơi đã,đang, vẫn là xu hướng. Ngành kinh doanh cơm văn phòng của bạn cũng không ngoại lệ.

>> Để nhận được tài liệu quản lý nhà hàng, quán cafe, vui lòng để lại thông tin TẠI ĐÂY

3. Kế hoạch mở quán cơm văn phòng

Mở quán cơm văn phòng là một cơ hội kinh doanh đầy tiềm năng. Tuy nhiên, để thành công, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Dưới đây là kế hoạch mở quán cơm trưa văn phòng mà bạn có thể tham khảo

3.1. Ý tưởng và định hướng kinh doanh

  • Xác định khách hàng mục tiêu: nhân viên văn phòng, khách hàng có nhu cầu ăn trưa tiện lợi, dinh dưỡng và lịch sự
  • Đặc điểm quán cơm văn phòng: không gian sạch sẽ, thoải mái, menu phong phú, chú trọng vào món ăn ngon, nhanh, lành mạnh, giá cả phù hợp trong khoảng 40.000 – 70.000 VNĐ/suất
  • Điểm khác biệt của quán: chất lượng món ăn đảm bảo dinh dưỡng, vệ sinh, giao hàng nhanh chóng, tiện lợi qua các ứng dụng giao hàng như Shopeefood, Grabfood, combo trọn gói cơm, canh, món chính, tráng miệng

3.2. Nghiên cứu và chuẩn bị 

  • Khảo sát địa điểm: gần khu văn phòng, tòa nhà cao tầng, khu vực tập trung nhiều công ty, vị trí thuận tiện cho việc di chuyển, có chỗ để ô tô, xe máy
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh: quan sát menu, giá cả, chất lượng món ăn của các quán cơm văn phòng trong khu vực, tìm kiếm điểm chưa tốt để cải thiện, tạo sự khác biệt
  • Xây dựng kế hoạch tài chính: chi phí ban đầu (thuê mặt bằng khoảng 10-30 triệu/ tháng, trang thiết bị: bếp công nghiệp, tủ lạnh, bàn ghế, dụng cụ ăn uống khoảng 30 – 50 triệu, trang trí quán: biển điệu, đèn, decor khoảng 10 – 20 triệu), chi phí vận hành (nguyên liệu thực phẩm: 30-50 triệu/ tháng, lương nhân viên: 5 – 7 triệu/ người/ tháng, điện, nước, internet: 3 – 5 triệu/ tháng), doanh thu dự kiến (trung bình mỗi suất cơm 50.000đ, khách hàng/ ngày: 50 – 150 người, doanh thu tháng: 75 – 225 triệu đồng)

3.3. Thiết kế và trang trí quán

  • Không gian quán: thiết kế hiện đại, sạch sẽ, phù hợp với dân văn phòng, sử dụng bàn ghế gỗ hoặc nhựa cao cấp để tạo cảm giác chuyên nghiệp, đảm bảo ánh sáng và hệ thống thông gió tốt
  • Bố trí: quầy order và thanh toán đặt ngay lối vào, khu vực bếp tách riêng để giữ vệ sinh và giảm mùi ra khu vực khách, có khu vực chờ dành cho khách mua mang đi
  • Biển hiệu và decor: biển hiệu đơn giản nhưng nổi bật, dễ nhận diện từ xa, sử dụng màu sắc nhẹ nhàng, hài hòa

3.4. Xây dựng menu

  • Nguyên tắc xây dựng menu: đa dạng món ăn, thay đổi hàng ngày để tránh nhàm chán, chú trọng dinh dưỡng
  • Gợi ý menu cơ bản: món chính (cơm gà, cơm sườn, cơm cá kho, cơm bò lúc lắc,…), món xào (rau muống xào tỏi, rau cải xào nấm, bông cải xanh xào bò,…), món canh (canh chua, canh thịt,…), tráng miệng (trái cây, sữa chua, chè,…)
  • Combo trọn gói: cơm + canh + món xào: 50.000đ, cơm + canh + món xào + tráng miệng: 60.000đ

3.5. Marketing cho quán cơm văn phòng

  • Khai trương: giảm giá 10 – 20% trong tuần đầu tiên, chương trình tặng nước uống hoặc món tráng miệng cho khách
  • Marketing offline: phát tờ rơi tại các tòa nhà văn phòng gần quán, liên kết với các công ty để cung cấp cơm trưa cho nhân viên
  • Marketing online: tạo fanpage trên Facebook, đăng tải menu hàng ngày kèm hình ảnh hấp dẫn, đăng ký các ứng dụng giao đồ ăn như: Grabfood, Shopeefood, chạy quảng cáo nhắm đến đối tượng khu vực xung quanh quán
  • Chăm sóc khách hàng: Tạo thẻ tích điểm “Ăn 10 bữa, tặng 1 bữa”, gửi tin nhắn khuyến mãi hoặc thông báo món mới qua Zalo, Email

3.6. Quản lý vận hành

  • Quản lý nguyên liệu: mua thực phẩm từ nguồn cung cấp uy tín, lên kế hoạch mua sắm theo số lượng khách hàng trung bình
  • Quản lý nhân viên: phân chia công việc: bếp, phục vụ, giao hàng, đào tạo nhân viên về phục vụ khách hàng và đảm bảo vệ sinh
  • Quản lý doanh thu: sử dụng phần mềm quản lý quán ăn, để theo dõi doanh thu, chi phí, định kỳ đánh giá hiệu quả kinh doanh và điều chỉnh giá cả hoặc menu

3.7. Phát triển lâu dài

  • Cải thiện chất lượng: thu thập phản hồi từ khách hàng và điều chỉnh dịch vụ, món ăn, nâng cấp không gian quán nếu cần
  • Đa dạng hóa dịch vụ: bán cơm văn phòng theo suất định kỳ cho khách hàng lâu dài, cung cấp dịch vụ tổ chức tiệc trưa, đặt cơm theo số lượng lớn
  • Mở rộng quy mô: mở thêm chi nhánh hoặc cung cấp nhượng quyền nếu quán kinh doanh thành công

4. Yếu tố thành công khi mở quán cơm văn phòng

Những yếu tố then chốt để chuẩn bị mở một quán cơm văn phòng thành công

  • Yếu tố vệ sinh, chất lượng, an toàn được đặt lên hàng đầu
  • Không gian sạch sẽ, thoáng đã, đẹp mắt
  • Thái độ phục vụ luôn được đạt mức tốt nhất
  • Tặng thêm cho khách hàng những phần lợi ích nhiều hơn họ mong đợi như như voucher giảm giá, các phần ăn kèm, miễn phí vận chuyển

5. Tạm kết

Vậy làm thế nào để cùng lúc quản lý được khách hàng tại quán vừa quản lý được đơn hàng đang giao? Một vài phần mềm trên thị trường hiện nay có thể đáp ứng tổng quan doanh thu theo từng ca, cũng như việc, quản lý kho quỹ, mặt hàng. Đặc biệt với CUKCUK, dù bạn đang ở bất kỳ đâu cũng đều có thể theo dõi trực tiếp tình hình kinh doanh của quán mình.

Bạn có thể cân nhắc áp dụng phần mềm vào trong quản lý để nắm bắt được thời gian, hóa đơn mà nhân viên mang đi. Nếu việc mở quán cơm văn phòng của bạn có đủ nhân lực, bạn hoàn toàn có thể tận dụng thêm kênh giao hàng tận nơi để gia tăng thêm giá trị cho đơn hàng.

Bài viết liên quan
Xem tất cả