Mở quán đồ ăn vặt cần bao nhiêu vốn? Kinh nghiệm từ A – Z

Mở quán đồ ăn vặt là một trong những ý tưởng khởi nghiệp “hốt bạc” được nhiều người quan tâm và đầu tư. Vốn đầu tư ít, đối tượng khách hàng đa dạng, thời gian thu hồi vốn nhanh. Cùng tìm hiểu chi tiết chi phí mở quán đồ ăn vặt hết bao nhiêu và học tập kinh doanh mở quán đồ ăn vặt thành công qua bài viết sau.

1. Tại sao nên mở quán đồ ăn vặt? 

Kinh doanh quán đồ ăn vặt là một thị trường cực kỳ tiềm năng, với nhiều mặt hàng được yêu thích bởi khách hàng ở mọi lứa tuổi như bánh tráng trộn, chân gà nướng, trái cây lắc, sinh tố, nước ép, hoa quả sấy khô.

Các món đồ ăn vặt như bánh tráng trộn, gỏi cuốn, nem chua rán, hay xiên que thường có giá thành thấp nhưng bán được với mức giá hợp lý giúp tạo ra biên lợi nhuận cao. Món ăn được chế biến, có thể phục vụ liên tục trong ngày mà không bị giới hạn về thời gian như các mô hình khác. Đây là lý do tại sao mô hình quán đồ ăn vặt có thể tạo ra lợi nhuận ổn định. Ví dụ, bánh tráng trộn là một món ăn vặt phổ biến, dễ làm và có thể bán với giá từ 10.000 đến 20.000 VND mỗi phần. Nhưng chi phí nguyên vật liệu có thể chỉ khoảng 5.000 VND.

Ngoài ra, 70% người tiêu dùng trẻ tuổi tại Việt Nam thường xuyên mua đồ ăn vặt ít nhất một lần mỗi tuần. Điều này cho thấy nhu cầu lớn và tiềm năng phát triển của thị trường này. Đồ ăn vặt là nhu cầu thiết yếu của mọi đối tượng khách hàng, đặc biệt là giới trẻ, học sinh, sinh viên, và người lao động. Với lối sống hiện đại và nhịp sống nhanh, mọi người có xu hướng tìm kiếm những món ăn nhanh, tiện lợi mà không cần phải ngồi lại lâu. Đặc biệt vào những giờ cao điểm hoặc mùa lễ hội, nhu cầu ăn vặt càng tăng cao.

Nguyên liệu chế biến các món ăn vặt phổ biến sẵn có, đa dạng và giá rẻ, giúp tiết kiệm chi phí đầu tư. Nếu biết cách khai thác hiệu quả, kinh doanh quán ăn vặt (bao gồm cả mở quán và bán online) có thể mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ.

So với các mô hình kinh doanh F&B khác, mở quán đồ ăn vặt đòi hỏi vốn đầu tư không quá cao. Bạn không cần quá lo lắng về chi phí mặt bằng rộng lớn hay thiết kế sang trọng. Quá trình mở quán cũng đơn giản hơn, chỉ cần chọn mặt bằng nhỏ, chuẩn bị nguyên liệu đơn giản và các dụng cụ chế biến cơ bản.

Bạn có thể bắt đầu với một cửa hàng nhỏ và sau đó mở thêm chi nhánh khi kinh doanh ổn định. Hơn nữa, bạn có thể linh hoạt thay đổi thực đơn, thử nghiệm các món ăn mới để thu hút khách hàng. Đặc biệt, kinh doanh đồ ăn vặt có thể kết hợp bán hàng online để tiếp cận được đối tượng khách hàng rộng lớn mà không giới hạn không gian.

Ngày nay, quán đồ ăn vặt có thể dễ dàng kết hợp với các xu hướng hiện đại như giao hàng tận nơi, sử dụng công nghệ quản lý bán hàng, hay tạo dựng hình ảnh mạnh mẽ trên mạng xã hội để thu hút sự chú ý của khách hàng. Quảng bá sản phẩm qua các kênh mạng xã hội hoặc hợp tác với các nền tảng giao đồ ăn sẽ giúp bạn tiếp cận được một lượng khách hàng lớn mà không tốn quá nhiều chi phí.

MISA AMIS
Quản lý bán hàng - Tính tiền quán ăn vặt ngay trên điện thoạiDÙNG THỬ MISA CUKCUK

2. Mở quán đồ ăn vặt cần bao nhiêu vốn? 

Kinh doanh bất cứ mô hình F&B nào cũng cần tính toán các khoản chi phí cố định và chi phí biến đổi để dự trù vốn kinh doanh. Đối với mô hình kinh doanh đồ ăn vặt mở quán hoặc đầu tư xe đẩy sẽ cần số vốn khác nhau.

2.1. Chi phí mặt bằng kinh doanh

  • Trường hợp mở quán vặt

Mở quán ăn vặt sẽ cần thuê địa điểm phù hợp để kinh doanh hiệu quả hơn và giá thuê sẽ tăng giảm tùy vào khu vực bạn lựa chọn. Ví dụ ở trung tâm, gần trường học, khu văn phòng thì giá thuê sẽ dao động khoảng 10 – 20 triệu đồng/30m2/tháng.

Còn ở ngoại thành, xa trung tâm thì giá thuê sẽ rẻ hơn, khoảng 5 – 7 triệu đồng/30m2/tháng. Ngoài ra khi thuê bạn sẽ cần đặt cọc 3 – 6 tháng. Nếu bạn có sẵn địa điểm kinh doanh thì sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá.

Mở quán ăn vặt

  • Kinh doanh xe đẩy ăn vặt

Đây là hình thức được nhiều người áp dụng vì chi phí ban đầu không lớn, di chuyển tiện lợi. Chỉ cần khoản 2 – 3 triệu đồng đầu tư xe đẩy cùng thêm số vốn nhỏ để nhập hàng. Sau đó bạn chọn địa điểm tập trung nhiều khách hàng tiềm năng như gần trường học, bệnh viện, khu văn phòng để bắt đầu kinh doanh.

Mở quán ăn vặt: mô hình xe đẩy

  • Kinh doanh đồ ăn vặt online

Mua sắm online ngày càng phát triển và trở thành thói quen mua sắm của phần đông khách hàng hiện đại. Đây là hình thức đầu tư vốn ít nhưng lợi nhuận cao.

Bạn không cần phải bỏ hàng chục triệu đồng để thuê mặt bằng hoặc mua chiếc xe đẩy đồ ăn. Chỉ với một số vốn nhỏ nhập hàng là bạn có thể bắt đầu mô hình kinh doanh đồ ăn vặt online.

Việc mở gian hàng trên các app giao đồ ăn như GrabFood, ShopeeFood… hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, bán hàng online trên các ứng dụng giao hàng hoặc sàn thương mại điện tử độ cạnh tranh cao và sẽ mất phí cho ứng dụng. Do đó cần xây dựng kế hoạch kinh doanh đồ ăn vặt hợp lý để có lợi nhuận.

Kinh doanh đồ ăn vặt online

2.2. Chi phí nguyên vật liệu kinh doanh quán ăn vặt

Nguyên vật liệu chế biến đồ ăn vặt sẽ bao gồm thực phẩm tươi, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm khô… Mỗi một loại sẽ có những đặc tính và cách thức bảo quản khác nhau. Do đó khi nhập hàng, bạn cần quản lý kho nguyên vật liệu khoa học, tránh tình trạng thất thoát lãng phí.

Tùy vào menu của bạn, chi phí nguyên liệu sẽ thay đổi. Nếu bạn bán đồ ăn như bánh tráng trộn, gỏi cuốn, hoặc các món chiên, bạn sẽ cần đầu tư vào nguyên liệu tươi mỗi ngày.

Ngoài việc chú ý đến giá nhập, bạn nên chọn các nhà cung cấp nguyên liệu sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn hàng ổn định. Nên tham khảo nhiều bên rồi đánh giá theo các tiêu chí trên để chọn ra nhà cung cấp nguyên vật liệu mở quán ăn vặt phù hợp nhất.

Trung bình, chi phí nhập nguyên liệu sẽ tiêu tốn của bạn khoảng từ 3 – 5 triệu đồng/tháng.

2.3. Chi phí mua dụng cụ nấu ăn và trang trí quán ăn vặt

Một số dụng cụ nấu ăn phổ biến cần đầu tư khi mở quán ăn vặt thường là bếp chiên, nồi, xoong, chảo, tủ mát, tủ đá, cốc, bàn, ghế…. Giá cả thì tùy thuộc vào kích cỡ, dung tích hoặc công năng của từng sản phẩm.

Ngoài ra, nếu bạn mở quán thì sẽ cần phải trang trí quán (kệ, đèn, đồ decor…). Như vậy chi phí mua dụng cụ nấu ăn và trang trí quán ăn vặt sẽ dao động từ 2 – 20 triệu đồng, hoặc có thể nhiều hơn phụ thuộc vào quy mô và mức độ đầu tư của bạn.

2.4. Chi phí thuê nhân viên quán ăn vặt

Nếu quán nhỏ và lượng đơn không quá nhiều thì bạn có thể nhờ người nhà cùng phụ giúp để tiết kiệm chi phí đầu tư. Ngược lại, nếu quán ăn vặt có quy mô vừa và lớn, lượng khách/ngày lớn và khoảng trên 20 bàn thì nên thuê nhân viên part-time.

Tiền lương có thể tính theo giờ (khoảng 20-25k/giờ) hoặc tính theo tháng 2 – 3 triệu/người/tháng. Một số quán ăn vặt quy mô lớn thì sẽ cần thuê thêm người phụ bếp, bảo vệ. Chi phí sẽ tăng thêm khoảng 5-6 triêu/người/tháng.

2.5. Chi phí marketing cho quán ăn vặt 

Các hoạt động marketing (online hoặc offline) như in ấn banner, áp phích, voucher, các bài đăng trên mạng xã hội, đẩy sản phẩm trên sàn TMĐT/app giao hàng, chạy quảng cáo… Bạn có thể tự làm hoặc thuê thêm người về phụ trách riêng để đảm bảo hiệu quả hoạt động quảng cáo. Chi phí dành riêng cho hoạt động quảng cáo đối với một quán ăn vặt nhỏ sẽ dao động từ 2 – 5 triệu/tháng.

Để hỗ trợ bạn kinh doanh dễ dàng hơn, MISA CukCuk gửi tặng 10+ mẫu file Excel quản lý quán, tiệm spa, giúp bạn dễ dàng theo dõi và quản lý mọi khía cạnh. Bao gồm: file excel dự toán chi phí, file quản lý thu chi hàng ngày, quản lý nguyên vật liệu… Ấn vào ảnh để tải miễn phí!

2.6. Chi phí đầu tư phần mềm và thiết bị bán hàng quán ăn vặt 

Vào những giờ cao điểm như khi học sinh nghỉ trưa, tan học hoặc dân công sở tan làm, cuối tuần cũng là khoảng thời gian cao điểm số lượng khách vào quán ăn vặt sẽ tăng lên và thường đi theo nhóm đông. Do đó nếu bạn không có công cụ tính tiền quán ăn vặt, quản lý order/bàn ăn thì rất khó kiểm soát.

Sử dụng phần mềm quản lý quán ăn vặt MISA CukCuk sẽ giúp bạn giải quyết được những vấn đề trên.

  • Quy trình tạo order theo bàn – chuyển cho bếp – phục vụ mang đồ ăn lên cho khách – tính tiền. Khách nào gọi trước sẽ được chuẩn bị đồ ăn trước, tránh được tình trạng trả đơn nhầm lẫn, thiếu món hoặc tính tiền sai sót.
  • Hỗ trợ quản lý kho nguyên vật liệu chính xác: MISA CukCuk hỗ trợ quản lý nguyên liệu theo đa dạng thuộc tính như tên, hạn sử dụng, khối lượng, dung tích… phù hợp với nhu cầu quản lý quán ăn vặt
  • Tính tiền, in bill chính xác, hạn chế được tình trạng gian lận của nhân viên. Đồng thời xây dựng hình ảnh quán ăn vặt chuyên nghiệp hơn.

Chi phí đầu tư phần mềm quản lý quán ăn vặt MISA CukCuk chỉ từ 199k/tháng với đầy đủ nghiệp vụ bán hàng và nghiệp vụ quản lý cơ bản, miễn phí phí khởi tạo.

Đăng ký 15 ngày dùng thử miễn phí phần mềm quản lý quán ăn vặt MISA CukCuk:


Như vậy, mở quán đồ ăn vặt có thể khởi nghiệp với số vốn khá thấp, dao động từ 10 triệu đến 30 triệu đồng đối với các quán nhỏ. Tuy nhiên, nếu bạn muốn mở quán ở các vị trí đắc địa hoặc quy mô lớn hơn, số vốn cần có có thể lên đến 100 triệu đồng. Điều quan trọng là xác định rõ ràng mô hình kinh doanh, mục tiêu thị trường và chiến lược marketing để tối ưu hóa chi phí và đạt được lợi nhuận.

3. Kinh nghiệm mở quán đồ ăn vặt thành công

3.1. Xác định khách hàng mục tiêu

Xác định khách hàng mục tiêu – đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất, bởi nó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới các kế hoạch về sau đối với quán ăn của bạn: thực đơn, trang trí, giá cả, địa điểm…

Đối với quán ăn vặt, khách hàng mục tiêu sẽ là:

  • Các bạn trẻ ở độ tuổi từ 10-25 tuổi
  • Các bạn học sinh, sinh viên học tập tại các trường phổ thông, đại học trên địa bàn
  • Các nhóm bạn cùng độ tuổi, chủ yếu là nữ
  • Tập thể lớp, nhóm, đội… liên hoan, hẹn hò

Việc xác định đối tượng khách hàng mục tiêu trước hết nhằm mục đích tìm hiểu thói quen ăn uống của khách để có cách thức chế biến món ăn, thiết kế quán… phù hợp với tâm lý cũng như lứa tuổi của họ.

3.2. Kinh nghiệm lựa chọn địa điểm kinh doanh quán ăn vặt

Địa điểm lý tưởng nhất cho các quán ăn này chính là ở gần các trường học, khu ký túc xá, trung tâm đào tạo… là những khu vực tập trung nhiều khách hàng mục tiêu, dễ thu hút họ tìm đến quán.

Ngoài ra địa điểm còn phải thuận tiện cho xe bus vì xe bus cũng là lựa chọn của nhiều bạn học sinh, sinh viên đồng thời cần chú ý đến chỗ để xe của khách. Mở quán đồ ăn vặt không cần ở vị trí quá trung tâm hay ở mặt đường lớn, nhưng vẫn phải là một địa điểm dễ tìm kiếm.

Khi thuê mặt bằng, chủ quán cũng cần chú ý thêm về yếu tố thời gian. Nếu chọn được vị trí đắc địa, nên thuê với thời gian dài để có điều kiện thu hút khách và kiếm đủ tiền hoàn vốn đầu tư. Một hợp đồng thuê nhà dài hạn thì giá cả cũng sẽ ổn định hơn.

3.3. Kinh nghiệm trang trí quán ăn vặt 

Muốn làm nổi bật phong cách cũng như thiết kế của quán đồ ăn vặt, bạn nên tạo một không gian thoáng, ngộ nghĩnh phù hợp với tâm lý của khách hàng mục tiêu. Tùy vào mức tiền có thể đầu tư mà bạn trang trí quán ăn cho phù hợp. Tuy nhiên, thường đối với khách hàng trong độ tuổi 10-25, bạn nên chọn nội thất trẻ trung, cá tính.

Nhưng cần một sự đồng bộ và chú ý tới cả những món đồ nhỏ nhất như bát, đĩa, cốc, menu… Ngoài ra, có thể dùng các bức tranh vẽ, giấy dán tường, vẽ tranh tường để trang trí.

3.4. Kinh nghiệm xây dựng menu quán ăn vặt

Khi xây dựng menu, bạn nên chọn những món ăn vặt đã có trên thị trường nhưng có thể thay đổi một chút về cách chế biến hoặc gia vị để tạo hương vị độc đáo. Ví dụ, thay vì chỉ bán bánh tráng trộn thông thường, bạn có thể sáng tạo thêm các hương vị đặc biệt hoặc các món mới lạ như bánh tráng cuốn, trái cây dầm.

Ngoài ra, nên chú ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Chất lượng đồ ăn phải luôn tươi ngon, vệ sinh sạch sẽ và đúng hương vị. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc. Một món ăn ngon và chất lượng luôn thu hút khách hàng quay lại.

Xây dựng menu quán ăn vặt

3.5. Kinh nghiệm tuyển dụng nhân viên quán ăn vặt

Kinh nghiệm từ việc mở các quán ăn vặt cho thấy: để hút khách không nhất định phải có món ăn cực kỳ ngon hay ấn tượng mà phần nhiều là cách phục vụ tốt. Điều này phụ thuộc nhiều vào đội ngũ nhân lực mà bạn lựa chọn cho quán. Cần nhất đó là thái độ phục vụ niềm nở, linh hoạt, hiểu sở thích và đưa ra những tư vấn hợp lý cho khách hàng khi họ đang phân vân trước bảng thực đơn.

Đối với đầu bếp, ngoài yếu tố nấu ăn ngon, bạn cần chọn những người có đam mê về chế biến đồ ăn vặt, sáng tạo để tạo ra những món ăn mới nhưng lại phù hợp với thị hiếu khách hàng. Ngoài ra, chủ quán cũng cần thống nhất một quy trình làm việc, để làm sao có sự kết hợp ăn ý giữa đội ngũ phục vụ và nhà bếp. Làm tốt việc này không chỉ giúp năng suất của quán tốt lên mà còn tạo ra được môi trường làm việc vui vẻ, thoải mái, nâng cao tinh thần làm việc.

3.6. Xây dựng quy trình vận hành và quản lý chặt chẽ

Theo khảo sát, 60% quán ăn vặt sử dụng phần mềm quản lý đã tăng doanh thu ít nhất 20% trong năm đầu tiên. Do đó, nếu kinh doanh quán ăn vặt dù mô hình nhỏ hay to cũng cần quy trình vận hành và quản lý chặt chẽ từ nhận order, trả món, thanh toán.

Ví dụ, quán ăn vặt nhỏ có thể sử dụng phần mềm quản lý để cải thiện hiệu quả. Phần mềm giúp nhân viên kiểm soát tình trạng bàn, order trên máy POS, thông tin chuyển trực tiếp đến bếp, thanh toán nhanh và chính xác. Điều này loại bỏ thao tác thủ công dư thừa, tăng tốc độ làm việc và phục vụ nhiều khách hàng hơn.

Phần mềm quản lý quán ăn vặt còn giúp phân quyền nhân viên, theo dõi lịch sử giao dịch, kiểm soát nguyên vật liệu tồn kho chính xác, hạn chế thất thoát. Trong đó, MISA CukCuk của MISA JSC được phát triển chuyên biệt cho ngành kinh doanh ăn uống, hỗ trợ đầy đủ tính năng cho quán ăn từ nhỏ lẻ đến chuỗi nhiều chi nhánh.

Quy trình bán hàng chuyên nghiệp giúp tăng trải nghiệm khách hàng, hạn chế tình trạng chờ đợi lâu, ra món chậm. Khi khách hàng hài lòng, tỷ lệ quay lại quán tăng, đồng thời marketing truyền miệng hiệu quả mà không tốn chi phí.

Dùng thử miễn phí

Quản lý – Bán hàng ngay trên điện thoại 

4. Tạm kết

Để duy trì được quán ăn vặt cần một sự quyết tâm lớn, để phát triển quán thì lại cần ở các chủ quán một bản lĩnh và sự cập nhật liên tục các xu thế mới, thị hiếu mới của nhóm khách hàng trẻ – những người ưa thay đổi. Cho đến nay, mở quán ăn vặt vẫn là một điểm kinh doanh hấp dẫn và những kinh nghiệm trên hy vọng sẽ hữu ích giúp bnaj khởi nghiệp thành công.

Bài viết liên quan
Xem tất cả