7 điều đáng học để quản lý nhà hàng, quán ăn hiệu quả

Quản lý nhà hàng trên điện thoại

Quản lý nhà hàng là người đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của một nhà hàng, quán ăn. Là người trực tiếp tiếp cận với khách hàng và xử lý tình huống ngay tại nhà hàng, quán ăn do đó cần có quan điểm điều hành cũng như các kĩ năng quản lý để có thể xử lý kịp thời. 7 điều đáng học khi bắt đầu quản lý nhà hàng sẽ giúp bạn tích lũy kinh nghiệm để hoàn thành nhiệm vụ của một người quản lý xuất sắc.

>>> Đại gia giao đồ ăn nhanh của Hàn Quốc
>>> 5 Tố chất một người quản lý quán cafe giỏi cần có
>>> “Mẹo” quản lý quán cafe từ xa hiệu quả
>>> Những kỹ năng một Quản lý nhà hàng cần có

1. Khách hàng là thượng đế

Câu ”Khách hàng là thượng đế” giống như kim chỉ nam của mọi quản lý nhà hàng, quán ăn. Khách hàng là người chi trả mọi chi phí kinh doanh của nhà hàng của bạn vì vậy họ cần được nhận lại thái độ phục vụ tốt nhất. Muốn trở thành một người quản lý giỏi bạn cần phải đặt mình vào cương vị của một người khách hàng để hiểu họ cần gì, họ muốn gì? Bạn luôn phải cân nhắc đến suy nghĩ của khách hàng để thu về lợi nhuận cho nhà hàng, tạo uy tín, niềm tin trong kinh doanh.

Khách hàng là thượng đế

Quy luật kinh doanh đã chứng minh, thị trường luôn biến đổi không ngừng, sở thích ăn uống của khách hàng cũng thay đổi, nhưng đồ ăn chất lượng – giá rẻ luôn là yêu cầu chung của đa số thực khách. Người quản lý cần phải lắng nghe ý kiến khách hàng về những phản hồi tích cực hay tiêu cực để nhanh chóng khắc phục và cải thiện chất lượng phục vụ.

Bởi, nhà hàng, quán ăn không chỉ mang đến những món ăn, dịch vụ tiện lợi cho thực khách mà còn cần có thái độ ứng xử đúng mực khi xử lý khiếu nại hay những điểm không hài lòng của họ một cách công bằng, nhanh chóng.

2. Điều hành nhân viên

Để bắt tay vào việc quản lý, điều đầu tiên cần làm là tuyển dụng nhân sự. Ngoài những kinh nghiệm quản lý bạn đã có sẵn từ những lý thuyết, bạn phải xác định rõ những việc mà nhân viên phải làm và bạn muốn nhân viên làm. Bạn nên lập một bảng kế hoạch chi tiết, các yêu cầu của từng bộ phận công việc, đi kèm theo đó là trách nhiệm và phận sự của từng chức vụ.

Vì vậy, khi tuyển dụng bạn sẽ dễ dàng lọc ra được ứng viên nào phù hợp với từng vị trí trong nhà hàng của bạn. Con người là yếu tố quan trọng nhất trong kinh doanh. Tìm được những nhân viên tận tâm, chu đáo, có ý thức cầu tiến trong công việc sẽ giúp cho việc quản lý nhà hàng của bạn thuận lợi, phát triển hơn.

Điều hành nhân viên

Ngoài ra, bạn cũng luôn cần phải cập nhật những nguyên tắc, thưởng phạt để cải thiện, đánh giá năng lực làm việc của từng người. Cần chú trọng việc đào tạo nhân viên, nâng cao tay nghề làm việc nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn. Đồng thời, bạn kiểm soát kỹ số lượng nhân viên cho nhà hàng, tránh để tình trạng thừa nhân viên khi vắng khách hay thiếu nhân viên vào những giờ cao điểm của nhà hàng.

3. Kinh doanh nhà hàng, quán ăn cần quảng cáo

Hiện nay, thời đại công nghệ số, truyền thông trở thành một công cụ không thể thiếu được trong mọi lĩnh vực nhất là đối với kinh doanh nhà hàng, quán ăn. Bất cứ nhà hàng nào muốn tạo dựng thương hiệu hay tiếng tăm đều phải nhờ đến quảng cáo để thu hút lượng khách hàng tìm đến. Các kênh truyền thông như: Báo chí, truyền hình, website, các mạng xã hội.

Kinh doanh nhà hàng, quán ăn cần quảng cáo

Việc marketing đòi hỏi có chiến lược cụ thể, rõ ràng và dài hạn. Để cho ra đời được một chiến lược marketing tổng thể và hiệu quả thì cần phải xác định rõ mục tiêu và xu hướng thị trường. Không có một nhà hàng, quán ăn nào có thể đủ sức đáp ứng được mọi đối tượng khách hàng.

Người quản lý cần phải xác định rõ đối tượng khách hàng hướng tới và cập nhật xu hướng thị trường đang phát triển theo chiều hướng nào để từ đó đề ra những kế hoạch kinh doanh cụ thể, lâu dài nhằm tạo lợi nhuận vững chắc cho nhà hàng.

4. Quản lý tài chính

Dòng tiền tệ ở đây chính là số tiền bạn thu được và số tiền cần chi trả hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng. Kinh nghiệm của những nhà quản lý nhà hàng kỳ cựu là cần quản lý chặt chẽ tài chính nhà hàng, nắm bắt được từng hạng mục thu chi và xem lại báo cáo doanh số mỗi cuối ngày.

Việc thiết lập lịch sử kinh doanh của nhà hàng giúp bạn nắm rõ chi phí lương, tính tăng giảm, số lượng khách hàng và dự đoán doanh số trong tương lai. Một quản lý giỏi luôn có những phác thảo kế hoạch tài chính ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn và nắm rõ được chi phí định kỳ của nhà hàng, doanh thu, lợi nhuận thu về, điểm hòa vốn…

Quản lý tài chính

5. Lựa chọn địa điểm và quản lý nhà hàng

Vị trí kinh doanh tùy thuộc vào vốn đầu tư và loại nhà hàng mà bạn lựa chọn. Dưới đây là một số lưu ý dành cho quản lý nhà hàng khi lựa chọn địa điểm kinh doanh:

  • Lượng bán hàng dự kiến
  • Lưu lượng người qua lại, địa điểm có thuận lợi cho việc dừng chân của khách hàng không
  • Dân cư quanh khu vực đó có thuộc nhóm khách hàng mục tiêu không
  • Có thuận lợi dừng đỗ xe
  • Những nhà hàng xung quanh có tác động tốt hay xấu đến kinh doanh của nhà hàng bạn không
  • Tìm hiểu chiến lược quy hoạch của địa phương có liên quan đến địa điểm bạn định thuê không

Thiết kế không gian nhà hàng, quán ăn là yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của nhà hàng. Thông thường nhà hàng, quán ăn sẽ dành 40 – 60% diện tích nhà hàng cho khu khách ăn, 30% dành cho khu chế biến và bếp nấu, phần còn lại là khu văn phòng và trữ hàng hóa. Ngoài ra cách sắp xếp bàn ghế, màu sắc nhà hàng, quán ăn cũng cần hài hòa với nhau và phù hợp phong thủy.

Lựa chọn địa điểm và quản lý nhà hàng

6. Lên thực đơn độc đáo

Người ta ví món ăn là linh hồn của nhà hàng thì cuốn thực đơn chính là bộ mặt của nhà hàng đó. Khi khách hàng cầm menu trên tay họ không chăm chú đọc mà chỉ “lướt” qua. Nhưng những giây ngắn ngủi đó sẽ để lại ấn tượng mạnh về nhà hàng của bạn trong con mắt các thực khách đến ăn. Đã qua rồi thời thực đơn dài dằng dặc với cách sắp xếp món ăn thiếu khoa học và không có tính chất bổ trợ cho nhau.

Việc liệt kê quá nhiều món ăn khiến menu của nhà hàng bạn trở nên rối rắm, khó nhìn. Tuy nhiên, vẫn còn không ít quản lý nhà hàng cho rằng đưa ra nhiều sự lựa chọn sẽ dễ “dẫn dụ” khách hàng.

Lên thực đơn độc đáo

7. Lựa chọn phần mềm quản lý nhà hàng

Bạn nên lựa chọn một phần mềm quản lý nhà hàng trên máy tính riêng thay vì phải “lao động chân tay”. Phần mềm quản lý sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian để làm những việc khác. Bạn không thể ngồi hàng giờ để tính nhẩm những con số rồi liệt kê viết tay ra từng hóa đơn một được. Người quản lý thông minh là người luôn biết cách đi đúng xu hướng thực tế.

Phần mềm quản lý có ưu điểm là linh hoạt, độ chính xác cao, hỗ trợ nhiều báo cáo tiện ích và dễ dàng sử dụng sẽ giúp bạn tối ưu hóaquy trình quản lý trong nhà hàng. Đặc biệt những phần mềm này còn giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về quản lý dòng tiền.

Lựa chọn phần mềm quản lý nhà hàng

Kinh doanh nhà hàng, quán ăn hiệu quả không chỉ do chất lượng đồ ăn ngon, giá cả hợp lý mà còn phụ thuộc khá nhiều vào cách thức quản lý. Để trở thành một người quản lý nhà hàng giỏi hãy lựa chọn cách thức quản lý tối ưu và phù hợp nhất cho nhà hàng của bạn.

Nhận tin mới

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Chuyển động F&B – Tổng quan thị trường ngành dịch…
18/01/2024
Hướng dẫn cúng ông Công ông Táo 2024 đầy đủ…
12/01/2024
50 + lời chúc Tết người làm kinh doanh nhân…
12/01/2024
Ngày đẹp giờ tốt để mở hàng, khai trương đầu…
12/01/2024
Đón đầu và gia tăng doanh thu với những xu…
28/12/2023