Tổng hợp kinh nghiệm quản lý nhà hàng từ A->Z dành cho người mới bắt đầu

Kinh doanh nhà hàng là một công việc phức tạp, yêu cầu người quản lý cần có cái nhìn bao quát, đa chiều và kiến thức nghiệp vụ cũng như xã hội sâu rộng. Thật không ngoa khi nói rằng một người quản lý tốt cần có “sự dũng mãnh của sư tử, sự tinh khôn của loài cáo, đoàn kết, kỷ luật sói khi săn mồi, tầm nhìn xa như đại bàng và nhìn được tổng quát như cú”. Để giúp bạn khởi nghiệp kinh doanh thành công, MISA CukCuk gửi tặng kinh nghiệm quản lý nhà hàng, mời bạn cùng theo dõi qua bài viết sau.

I. Kinh nghiệm quản lý nhân sự nhà hàng

1.1. Đặt ra các quy định của nhà hàng

Nhân viên là bộ mặt của nhà hàng, do đó việc đặt ra các quy định để nhân viên tuân theo là điều vô cùng cần thiết. Trong nội quy của nhà hàng cần đề cập đến các vấn đề như:

  • Giờ giấc làm việc – nghỉ ngơi: thời gian biểu làm việc sẽ do người quản lý phân công tuỳ theo lượng khách và ca làm của nhân viện. Bên cạnh đó, việc nghỉ ốm, nghỉ phép, nghỉ lễ của nhân viên sẽ do chủ nhà hàng quy định.
  • Trật tự trong nhà hàng: bao gồm các vấn đề chấm công hàng ngày, tác phong của nhân viên, không sử dụng điện thoại trong giờ làm việc, bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh cho nhà hàng
  • An toàn và vệ sinh lao động: cần đảm bảo về an toàn PCCC, mặc đúng đồng phục khi làm việc, giữ vệ sinh chung…

Nội quy cần đi kèm với các hình thức kỷ luật và xử phạt để bảng nội quy có thể được thực hiện một cách nghiêm túc nhất.

1.2. Đề ra danh sách các công việc cần làm 

Việc đưa ra danh sách các công việc cần thực hiện trong ngày, trong tuần và phân công nhiệm vụ rõ ràng, xác định công việc cụ thể, phân chia đúng người đúng việc. Điều này sẽ giúp người quản lý vận hành nhà hàng một cách trơn tru, suôn sẻ.

1.3. Phân công công việc cho từng bộ phận trong nhà hàng

Để đảm bảo công việc của các bộ phận trong nhà hàng là đều như nhau và nhân viên trong từng bộ phận được phân công việc hợp lý, công bằng thì người quản lý có thể đề cử một trưởng nhóm bộ phận như trưởng nhóm phục vụ, trưởng nhóm bếp – đầu bếp,…. Đồng thời khuyến khích các bộ phận hỗ trợ cùng nhau làm việc, báo cáo công việc hằng ngày, hằng tuần, hàng tháng.

Việc phân công công việc rõ ràng sẽ giúp người quản lý vận hành nhà hàng một cách suôn sẻ. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên đào tạo, nâng cao tay nghề chuyên môn của toàn thể nhân viên nhà hàng theo từng giai đoạn nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn. Hạn chế tình trạng thừa nhân viên khi vắng khách nhưng lại thiếu người phục vụ khi khách hàng đến đông hơn mọi khi.

Tham khảo lịch làm việc của nhân viên tại quán cafe

1.4. Giám sát, theo dõi cách làm việc của nhân viên 

Sau khi phân công, xác định nhiệm vụ cho từng bộ phân, từng nhân viên thì việc giám sát, theo dõi quá trình làm việc của nhân viên để nắm bắt tình hình là một trong những công việc bắt buộc của người quản lý.

Trước đây, quản lý phải luôn ở nhà hàng quan sát tất cả nhân viên làm việc. Tuy nhiên dù có ở nhà hàng từ khi mở hàng đến khi đóng cửa thì người chủ hoặc quản lý cũng không thể kiểm soát được toàn bộ nhân viên trong nhà hàng.

Ngày nay, nhờ công nghệ phát triển, đã có những phần mềm, camera an ninh hỗ trợ quản lý nhân viên từ xa. Dù không phải đến nhà hàng, người làm chủ hoặc quản lý vẫn có thể giám sát, theo dõi được quá trình làm việc của các bộ phận một cách chính xác và hiệu quả nhất.  

II. Kinh nghiệm quản lý kho nguyên vật liệu nhà hàng

Kho hàng của nhà hàng đa số đều là những nguyên vật liệu khó bảo quản vì thực phẩm chỉ để được trong một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy để quản lý kho nguyên vật liệu của nhà hàng một cách tốt nhất, đầu tiên, bạn cần đảm bảo nguồn liên liệu đầu vào thật chất lượng. Để làm được điều đó, người quản lý cần lựa chọn nguồn nhập phẩm uy tín có nguồn gốc rõ ràng hoặc áp dụng mô hình kinh doanh nhà hàng “từ trang trại đến bàn ăn” để có được nguồn thực phẩm tươi ngon, chất lượng nhất.

Ngoài ra, nếu quy mô nhà hàng lớn, quản lý cần tuyển thêm vị trí kiểm định chất lượng thực phẩm nhằm đảm bảo tất cả các lô hàng khi nhập đều đồng nhất về chất lượng.

Khi nguồn hàng được nhập về chất lượng, điều bạn cần làm tiếp theo là bảo quản đúng cách các loại thực phẩm để duy trì chất lượng cũng như kéo dài thời gian sử dụng của từng loại thực phẩm. 

kiểm kê kho nhà hàng

III. Kinh nghiệm xây dựng và quản lý thực đơn nhà hàng

3.1. Xây dựng menu đa dạng, độc đáo

Nếu món ăn là linh hồn của nhà hàng thì Menu chính là bộ mặt của nhà hàng đó. Khi khách hàng cầm cuốn thực đơn trên tay, họ chỉ “lướt” qua. Làm sao để những giây phút ngắn ngủi đó gây ấn tượng với khách hàng về những món ăn hấp dẫn của bạn? 

Đừng chỉ liệt kê tất cả các món ăn lên trên cuốn menu, điều này chỉ khiến nó trở nên khó nhìn, khiến khách hàng đọc đi đọc lại mà chẳng biết chọn gì. 

Hãy sử dụng hình ảnh với những màu sắc bắt mắt, làm bật lên những món best-seller và sắp xếp thứ tự xuất hiện các món ăn mang tính chất bổ trợ cho nhau. Bạn hoàn toàn có thể thay đổi thực đơn theo buổi, theo mùa…để tạo nên sự đa dạng và độc đáo cho nhà hàng bởi cái gì càng ít xuất hiện thì càng khiến cho người ta mong muốn được thưởng thức.

Hãy nhớ rằng: đừng đưa ra quá nhiều sự lựa chọn cùng một lúc, điều này sẽ làm cho khách “ngán” ngay cả khi món ăn chưa được mang ra. 

Menu nhà hàng

3.2. Xây dựng các chương trình khuyến mãi, ưu đãi món trong menu

Một trong những cách thu hút khách hàng nhanh chóng và hiệu quả nhất chính là các khuyến mãi của nhà hàng. Một số chương trình ưu đãi món trong menu mà người quản lý có thể đưa ra như: 

  • Đi 4 tính tiền 3 
  • Bill trên 500k được tặng ngay một món ăn trong menu: nhà hàng có thể tự quy định món được ưu đãi hoặc để khách tuỳ ý chọn
  • Giảm giá trong khung giờ nhất định 

combo tăng doanh thu

IV. Kinh nghiệm quản lý doanh thu, lợi nhuận nhà hàng 

Quản lý doanh thu, lợi nhuận nhà hàng có thể thực hiện theo phương pháp thủ công hoặc áp dụng công nghệ hiện đại. Nếu nhà hàng có quy mô lớn với lượng khách ra vào mỗi ngày đông thì việc tính toán thu chi bằng phương pháp thủ công vừa tốn rất nhiều thời gian, công sức nhưng vẫn dễ sai sót, gây thất thoát cho nhà hàng.

Thay vào đó, quản lý doanh thu, lợi nhuận nhà hàng bằng công nghệ hiện đại chính là kinh nghiệm mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn. Và công cụ hỗ trợ bạn kiểm kê, quản lý thu chi, lợi nhuận nhà hàng đạt hiệu quả nhất chính là MISA CukCuk

Kinh nghiệm của những nhà quản lý nhà hàng kỳ cựu là cần quản lý chặt chẽ tài chính nhà hàng, nắm bắt được từng hạng mục thu chi và xem lại báo cáo doanh số mỗi cuối ngày.

Việc thiết lập lịch sử kinh doanh của nhà hàng giúp bạn nắm rõ chi phí lương, tính tăng giảm, số lượng khách hàng và dự đoán doanh số trong tương lai. Một quản lý giỏi luôn có những phác thảo kế hoạch tài chính ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn và nắm rõ được chi phí định kỳ của nhà hàng, doanh thu, lợi nhuận thu về, điểm hòa vốn…

V. Kinh nghiệm quảng cáo tiếp thị nhà hàng

5.1. Dùng các ứng dụng giao hàng trực tuyến

Hiện nay, với sự phát triển của internet, các ứng dụng giao hàng trực tuyến như Grab Food, ShopeeFood, Baemin… được sử dụng rộng rãi, có mặt ở hầu hết các điện thoại thông minh của con người. Vì vậy, việc liên kết với các app giao hàng này sẽ giúp cho nhà hàng bạn vừa mở cửa ra là có hàng tá đơn đợi chờ. 

Ứng dụng Baemin

5.2. Quảng cáo nhà hàng trên các kênh mạng xã hội (Facebook, Instagram…) 

Thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, có khoảng 70 triệu người Việt Nam sử dụng mạng xã hội. Chính lý do này khiến cho việc quảng cáo nhà hàng trên các kênh mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tik Tok… sẽ giúp cho hình ảnh nhà hàng được nhiều người biết đến. 

Tìm hiểu thêm:

VI. Kinh nghiệm chăm sóc và giữ chân khách hàng

Để giữ chân khách hàng, người quản lý phải biết đào tạo ra đội ngũ nhân viên biết xem “khách hàng là thượng đế” thông qua các hành động như: biết lắng nghe, quan sát khách hàng; trung thực, tận tâm khi phục vụ. Tạo cảm giác thoải mái khi khách hàng dùng bữa. Luôn luôn giữ nụ cười tươi, nói lời cảm ơn và xin lỗi khi cần thiết. 

Tham khảo: Quy trình chăm sóc khách hàng chuẩn và chuyên nghiệp nhất 2022 

VII. Kinh nghiệm lựa chọn phần mềm quản lý nhà hàng

Để lựa chọn được phần mềm quản lý nhà hàng phù hợp, người chủ hoặc quản lý cần phải đề ra các tiêu chí cụ thể như: sử dụng có đơn giản hay không, mức phí cần bỏ ra như thế nào, tính năng phần mềm mang lại là gì, có đáp ứng được nhu cầu hay không… Bên cạnh đó, trong quá trình lựa chọn cũng cần tham khảo thị trường, để mắt đến những phần mềm được sử dụng phổ biến. 

Phần mềm quản lý nhà hàng MISA CukCuk được phát hành bởi Công ty cổ phần MISA với đầy đủ tính năng đáp ứng mọi nghiệp vụ quản lý tại nhà hàng, là 1 trong nhiều phần mềm quản lý F&B được nhiều anh chị chủ quán tin dùng:

Đăng ký dùng thử 15 ngày phần mềm quản lý nhà hàng MISA CukCuk:


VIII. Tạm kết 

Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm quản lý nhà hàng từ A->Z dành cho người mới bắt đầu. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn khởi nghiệp kinh doanh nhà hàng thành công. Đăng ký nhận tin từ MISA CukCuk để không bỏ lỡ những kiến thức kinh doanh, tin thị trường ngành F&B bổ ích! 

đăng ký nhận tin

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Bài viết liên quan
Xem tất cả