7 kinh nghiệm quản lý nhân sự nhà hàng “tuyển người, giữ người”

Quản lý nhân sự nhà hàng luôn là bài toán khó đối với các chủ nhà hàng, đặc biệt khi phải cân đối giữa việc đảm bảo hiệu suất làm việc và giữ chân nhân viên lâu dài. Trong bài viết này, MISA CukCuk sẽ chia sẻ các kinh nghiệm quản lý nhân sự nhà hàng hiệu quả, giúp bạn xây dựng đội ngũ vững mạnh và nâng cao chất lượng dịch vụ.

1. Quản lý nhân sự nhà hàng có đặc điểm gì?

quản lý nhân sự nhà hàng
Đặc điểm của quản lý nhân sự nhà hàng

Nhân sự nhà hàng có những đặc điểm riêng biệt do tính chất đặc thù của ngành dịch vụ. Cụ thể:

  • Số lượng nhân viên đa dạng: Nhân sự trong nhà hàng gồm nhiều bộ phận như bếp, phục vụ, lễ tân, pha chế, tạp vụ… Mỗi bộ phận có vai trò khác nhau nhưng cần phối hợp chặt chẽ để đảm bảo hoạt động trơn tru.
  • Thời gian làm việc linh hoạt: Nhà hàng thường hoạt động theo ca (sáng, chiều, tối). Còn có nhân viên bán thời gian và nhân viên ca gãy, đòi hỏi việc sắp xếp lịch làm phải khoa học.
  • Tính thời vụ và biến động cao: Nhu cầu khách hàng thay đổi theo từng thời điểm, như mùa lễ hội hay các dịp đặc biệt, dẫn đến nhân sự cũng biến động liên tục. Hơn nữa, nhiều nhân viên nhà hàng là lao động trẻ, sinh viên làm bán thời gian nên thường không gắn bó lâu dài.
  • Đòi hỏi kỹ năng chuyên nghiệp: Nhân viên nhà hàng không chỉ cần kỹ năng chuyên môn mà còn phải có kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống khéo léo để làm hài lòng khách hàng.
  • Thường xuyên đào tạo và giám sát: Do đặc thù ngành dịch vụ, nhân viên cần được đào tạo thường xuyên về kỹ năng làm việc và các tiêu chuẩn phục vụ. Quản lý nhân sự phải đảm bảo chất lượng công việc qua việc giám sát và đánh giá hiệu suất định kỳ.
 >> Tải miễn phí Ebook Quản trị nhân sự ngành F&B <<

2. Kinh nghiệm quản lý nhân sự nhà hàng hiệu quả

2.1. Phân chia công việc rõ ràng theo từng bộ phận

“Chia để trị” là nguyên tắc quản lý không mới, nhưng rất hiệu quả khi áp dụng trong ngành nhà hàng. Nguyên tắc này tập trung vào việc đánh giá, sàng lọc và chọn ra những cá nhân xuất sắc để đảm nhận vai trò trưởng nhóm, trưởng ca, từ đó giúp quản lý công việc hiệu quả hơn.

Đào tạo nhân viên nhà hàng
Phân chia công việc rõ ràng theo từng bộ phận

Trong nhà hàng, mỗi bộ phận như bếp, phục vụ, lễ tân, pha chế đều có những nhiệm vụ riêng biệt. Phân chia công việc rõ ràng sẽ giúp mỗi người hiểu rõ trách nhiệm của mình và đảm bảo các nhóm phối hợp ăn ý. Đặc biệt, với vai trò trưởng nhóm, họ sẽ chịu trách nhiệm giám sát, điều phối công việc và xử lý các tình huống phát sinh.

Quản lý cũng cần dựa trên năng lực và thế mạnh của từng nhân viên để giao nhiệm vụ phù hợp. Một đầu bếp giỏi có thể chuyên về các món chính, trong khi nhân viên nhanh nhẹn sẽ đảm nhận công việc phục vụ hoặc thu ngân.

2.2. Xây dựng chế độ đãi ngộ & lộ trình phát triển cụ thể

Chế độ đãi ngộ

Dù trong bất kì ngành nghề, lĩnh vực nào thì người đi làm đều mong muốn công sức mình bỏ ra được đền đáp xứng đáng. Vì vậy, là người quản lý nhân sự nhà hàng, bạn nên đánh giá khách quan hiệu quả làm việc của nhân viên. Từ đó đưa ra các chế độ lương, thưởng hợp lý, xứng đáng với năng lực của từng nhân viên.

Bên cạnh đó, cần có các khoản phụ cấp như hỗ trợ ăn ca, đi lại, làm thêm giờ hoặc phụ cấp ca đêm. Các khoản thưởng doanh thu, lễ Tết hoặc thưởng khi đạt thành tích tốt cũng là động lực để nhân viên làm việc hiệu quả hơn.

Ngoài lương thưởng, nhân viên cũng cần được đảm bảo các quyền lợi như chế độ nghỉ phép, nghỉ lễ và các hỗ trợ trong trường hợp gặp khó khăn. Một chế độ đãi ngộ toàn diện không chỉ tạo sự yên tâm cho nhân viên mà còn xây dựng hình ảnh nhà hàng chuyên nghiệp.

quản lý nhân sự nhà hàng
Xây dựng chế độ đãi ngộ & lộ trình phát triển cụ thể

Lộ trình phát triển

Một lộ trình phát triển cụ thể giúp nhân viên nhìn thấy tương lai nghề nghiệp rõ ràng, từ đó tăng sự gắn bó và cống hiến. Ví dụ, nhân viên phục vụ có thể phấn đấu để trở thành trưởng ca, giám sát, quản lý nhà hàng. Trong bếp, lộ trình có thể bắt đầu từ phụ bếp, lên bếp chính và tiến tới bếp trưởng.

Một lộ trình phát triển của nhân viên trong nhà hàng thường bao gồm các yếu tố chính sau:

  • Đào tạo ban đầu (Onboarding)
  • Đào tạo chuyên sâu (Skill Development)
  • Phát triển kỹ năng lãnh đạo (Leadership Development)
  • Đánh giá hiệu suất (Performance Evaluation)
  • Cơ hội thăng tiến (Career Progression)
  • Phúc lợi và động viên (Employee Benefits and Motivation)

2.3. Thường xuyên đào tạo, nâng cao kỹ năng cho nhân viên

Mỗi vị trí trong nhà hàng đều đòi hỏi những kỹ năng riêng. Ví dụ, một nhân viên thu ngân không chỉ cần thao tác nhanh nhạy mà còn phải nhận biết được tiền thật – tiền giả để tránh rủi ro cho nhà hàng. Trong khi đó, nhân viên phục vụ cần biết cách xử lý tình huống khi khách hàng không hài lòng, xoa dịu cảm xúc của họ và mang lại trải nghiệm tích cực.

quản lý nhân sự nhà hàng
Thường xuyên đào tạo, nâng cao kỹ năng cho nhân viên

Những buổi đào tạo sẽ giúp nhân viên nắm vững các kỹ năng cần thiết, học hỏi thêm chuyên môn, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc. Đào tạo không nhất thiết phải cầu kỳ, đôi khi chỉ là một buổi họp ngắn để chia sẻ kinh nghiệm thực tế hoặc giải đáp thắc mắc trong quá trình làm việc. Khi được trang bị đầy đủ kỹ năng, nhân viên sẽ tự tin hơn, làm việc tốt hơn và mang lại hình ảnh chuyên nghiệp cho nhà hàng.

>> Có thể bạn quan tâm: Mẫu nội quy nhân viên nhà hàng, quán cafe tiêu chuẩn

2.4. Đánh giá hiệu quả công việc thường xuyên

Thay vì chỉ nhận xét chung chung, nhà hàng cần thiết lập các tiêu chí cụ thể như tốc độ hoàn thành nhiệm vụ, mức độ chính xác, thái độ phục vụ, khả năng làm việc nhóm. Nhiều chuyên gia đã gợi ý mục tiêu SMART cho các nhà quản lý. Đó có thể là mục tiêu của chính người quản lý giao cho nhân viên hoặc nhân viên tự lập ra mục tiêu của họ dựa trên các tiêu chí:

  • Specific: Cụ thể
  • Measurable: Có thể đo lường
  • Achievable: Tính khả thi
  • Realistic: Tính liên quan
  • Timely: Có thời hạn

Đánh giá nên được thực hiện định kỳ, có thể hàng tháng hoặc quý, thông qua họp nhóm, phiếu đánh giá hoặc các buổi trao đổi riêng với quản lý. Ngoài ra, nhận phản hồi từ khách hàng cũng là một cách hữu hiệu để đánh giá chất lượng công việc.

Bạn cũng có thể sử dụng công cụ theo dõi năng suất nhân viên, các phần mềm quản lý như MISA CukCuk để đánh giá hiệu quả chính xác.

2.5. Đừng ra lệnh, hãy lắng nghe và ghi nhận

Ngành kinh doanh F&B vốn đầy áp lực bởi đặc thù phục vụ và yêu cầu cao về chất lượng. Điều này dễ dẫn đến văn hóa “ra lệnh” trong cách quản lý, khi người quản lý tập trung vào việc chỉ đạo thay vì kết nối với đội ngũ. Tuy nhiên, phương pháp này dễ gây căng thẳng, làm giảm tinh thần làm việc của nhân viên.

Kinh nghiệm quản lý nhân sự nhà hàng
Kinh nghiệm quản lý nhân sự nhà hàng

Thay vì chỉ đưa ra mệnh lệnh, hãy dành thời gian trò chuyện để hiểu khó khăn và ý kiến của nhân viên. Ví dụ, tổ chức buổi họp ngắn cuối mỗi ca để lắng nghe phản hồi, hoặc tạo hộp ý kiến ẩn danh để nhân viên thoải mái chia sẻ.

Khi họ có đề xuất hay, hãy thử áp dụng và công khai ghi nhận đóng góp của họ trong các buổi họp nhóm. Điều này không chỉ cải thiện tinh thần làm việc mà còn giúp quản lý có thêm góc nhìn mới để tối ưu hóa vận hành nhà hàng.

2.6. Sử dụng phần mềm quản lý nhân sự nhà hàng

Quản lý nhân sự nhà hàng bằng phương pháp thủ công thường gây ra nhiều bất cập như sai sót chấm công, khó khăn trong việc sắp xếp lịch làm, không tối ưu được năng suất nhân viên. Ứng dụng công nghệ sẽ giúp giải quyết những vấn đề này triệt để.

Ví dụ, nhân viên chỉ cần một chiếc điện thoại để thực hiện hàng chục order cùng lúc, trong khi thực đơn đã tự động chuyển vào bếp mà không cần mất thêm thao tác.

Với MISA CukCuk, bạn không chỉ tối ưu được năng suất nhân viên mà còn dễ dàng sắp xếp lịch làm, chấm công, theo dõi hiệu suất của từng người. Cụ thể phần mềm giúp:

  • Quản lý thông tin nhân viên, phân quyền chặt chẽ
  • Hỗ trợ quản lý nhà hàng giám sát nhân viên từ xa
  • Tự động lập sổ sách và báo cáo doanh thu theo thời gian thực
  • Kiểm soát chính xác nhập, xuất tồn kho nguyên vật liệu

MIỄN PHÍ dùng thử

2.7. Lập kế hoạch nhân sự theo doanh thu và mùa vụ

Ngành nhà hàng có tính thời vụ cao, với doanh thu và lượng khách biến động theo từng giai đoạn. Vì vậy, việc lập kế hoạch nhân sự dựa trên doanh thu và mùa vụ là vô cùng quan trọng.

Chủ nhà hàng cần phân tích dữ liệu doanh thu từ các mùa trước để dự báo nhu cầu nhân sự chính xác. Bạn có thể dùng phần mềm MISA CukCuk để theo dõi doanh thu và lịch sử hoạt động, từ đó lên kế hoạch nhân sự phù hợp, đảm bảo vận hành suôn sẻ mà vẫn tiết kiệm chi phí.

Trong dịp cao điểm như lễ Tết, cuối tuần, nhà hàng cần tăng cường thêm nhân viên phục vụ, bếp, tạp vụ để đáp ứng lượng khách tăng đột biến. Ngược lại, trong mùa thấp điểm, việc điều chỉnh số lượng ca làm hoặc tạm dừng tuyển dụng.

Để hỗ trợ bạn kinh doanh hiệu quả hơn trong mùa lễ hội, MISA CukCuk gửi tặng ebook Bí quyết X3 doanh thu dịp cuối năm. Cuốn ebook chia sẻ cách tạo trải nghiệm độc đáo, thu hút khách hàng và chiến lược toàn diện để tăng trưởng doanh thu mùa lễ hội. ẤN VÀO ẢNH ĐỂ TẢI MIỄN PHÍ!

 

3. Tạm kết

Trên đây MISA CukCuk đã chia sẻ các kinh nghiệm quản lý nhân sự nhà hàng hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn vận hành đội ngũ nhân sự khoa học, nâng cao chất lượng dịch vụ và tối ưu hoạt động kinh doanh. Chúc bạn thành công!

Nếu bạn cần hỗ trợ trong quá trình vận hành, MISA CukCuk luôn sẵn sàng đồng hành – Phần mềm cung cấp giải pháp quản lý F&B chuyên nghiệp, tối ưu quy trình từ gọi món, thanh toán đến quản lý chi phí nguyên vật liệu, tồn kho chính xác, báo cáo doanh thu tự động mọi lúc mọi nơi!

Bài viết liên quan
Xem tất cả