7P trong marketing dịch vụ nhà hàng gồm những gì?

Trước đây, chủ quán đã biết đến 4P trong marketing nhà hàng với vai trò như kim chỉ nam giúp hoạt động marketing đúng hướng và đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, với xu hướng tiêu dùng hiện tại, việc kết hợp sản phẩm, giá bán, thời điểm đôi khi là chưa đủ và 7P trong marketing dịch vụ nhà hàng ra đời như một lẽ tất yếu. Trong bài viết này, MISA CukCuk sẽ làm rõ từng yếu tố trong 7P để anh chị chủ quán có thể hình dung cụ thể và áp dụng hiệu quả cho hoạt động marketing dịch vụ nhà hàng mình.

7P trong marketing là gì?

7P trong marketing nhà hàng là một phần trong chiến lược marketing mix được sử dụng để quản lý và tiếp thị nhà hàng, chuỗi nhà hàng. Thực hiện giải pháp marketing 7P là cách để nhà hàng tập trung vào những yếu tố quan trọng nhất để cung cấp cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất và kinh doanh hiệu quả hơn.

7P trong marketing là mô hình marketing mix với 7 yếu tố: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng bá), People (con người), Process (Quy trình), Physical Evidence (cơ sở hạ tầng, vật chất hỗ trợ marketing).

7P trong marketing nhà hàng

Trong đó mô hình 7P được chia thành 3 cấp:

  • Cấp 1: 4P đầu tiên ứng với 4 yếu tố cơ bản trong quản trị marketing bao gồm sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến bán. Hiện thân của marketing 4P với sự kết hợp cốt lõi của 1 sản phẩm, dịch vụ.
  • Cấp 2: 2P tiếp theo ứng với yếu tố con người và quy trình. Nhóm 2 yếu tố này để quản trị, đảm bảo hoạt động marketing diễn ra đúng hướng, bài bản
  • Cấp 3: Chữ P cuối cùng – những bằng chứng hữu hình để khách hàng dễ hình dung về sản phẩm, dịch vụ mà chúng ta đang cung cấp. 

Tác dụng của 7p trong marketing dịch vụ nhà hàng

1. Hỗ trợ việc xây dựng chiến lược marketing toàn diện

Luôn bám sát khách hàng, lấy khách hàng là trung tâm và phát triển những hoạt động bổ trợ được xem là cách thức marketing bền vững. Có thể nói với 7P, marketing đang hỗ trợ cho toàn bộ hệ thống vận hành của mô hình. Điều này cũng giúp cho mô hình có một chiến lược marketing chuẩn, đúng hướng.

2. Đo lượng, kiểm soát được mục tiêu đề ra

Khi triển khai chiến dịch marketing dịch vụ nhà hàng cụ thể, đôi khi việc đặt mục tiêu và kiểm soát tiến độ hoàn thành mục tiêu đó nhiều đơn vị thường gặp khó khăn. Cải tiến sản phẩm chất lượng, có chính sách giá phù hợp, nhân viên hiểu sản phẩm mình đang kinh doanh và hiểu được tâm lý của khách hàng, chất lượng dịch vụ đồng đều trong tất cả những lần khách hàng sử dụng.

Hơn cả là việc không bỏ sót yếu tố nào, tránh tình trạng, sản phẩm tốt, giá tốt nhưng chất lượng dịch vụ không ổn định, nhân viên không thân thiện cũng có thể khiến khách hàng cảm thấy không hài lòng.

Áp dụng 7P trong marketing dịch vụ nhà hàng

1. Product (Sản phẩm)

Trong marketing dịch vụ nhà hàng, bên cạnh món ăn, dịch vụ cũng là yếu tố vô cùng quan trọng. Với thị trường tiềm năng nhưng dễ bị đào thải như F&B, khách hàng có nhiều hơn một sự lựa chọn, họ sẽ ưu tiên chọn nhà hàng, quán ăn đáp ứng đủ tiêu chí ngon, dịch vụ tốt, hài lòng. 

Cũng có thể nhận định, dịch vụ nhà hàng tuy là một sản phẩm vô hình nhưng lại tác động lớn đến quá trình kinh doanh. Song song với việc đổi mới món ăn, chủ quán cũng cần kiểm soát chất lượng dịch vụ của mình, đánh giá sự hài lòng của thực khách để kịp thời đưa ra những phương án điều chỉnh hợp lý.

2. Price (Giá)

Thực đơn nhà hàngGiá thành sẽ được chủ quán quyết định dựa trên mặt bằng chung của thị trường, cách định giá nguyên vật liệu, giá vốn hàng bán…

Tuy không có công thức khuôn mẫu để áp dụng, nhưng chủ quán cũng cần xác định rõ, định vị thương hiệu của quán là gì, tập khách hàng mục tiêu quán hướng đến là ai, nhu cầu chi tiêu dùng cho hoạt động ăn uống của họ cao hay thấp để từ đó đưa ra được đánh giá khái quát nhất để quán đảm bảo vận hành được với mức giá đảm bảo kinh doanh có lãi và khách hàng hài lòng.

Nếu để ý anh/chị sẽ dễ dàng nhận thấy, xu hướng kinh doanh buffet lẩu nướng đồng giá được những quán này tận dụng sự mặc cảm về giá trong tiêu dùng của người Việt, cách thức thay đổi suy nghĩ về một loại hình tưởng chừng dành cho phân khúc tiêu dùng cao.

Những mô hình kinh doanh nhà hàng buffet mọc lên như nấm vì khách hàng cảm thấy hài lòng, vừa no bụng, giá cả lại vừa tiền.

Tuy nhiên, việc lạm dụng giá cả trong marketing nhà hàng sẽ làm giảm giá trị món ăn của anh/chị. “Tiền nào của nấy” như một con dao hai lưỡi, có thể thu hút khách hàng đến với nhà hàng trong thời gian đầu nhưng cũng có thể làm khách hàng cảm thấy nhàm chán, không muốn quay lại.

3. Place (Địa điểm)

Mặt bằng kinh doanh cũng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, nếu không nói là tỷ trọng lớn đặc biệt là với những mô hình kinh doanh cafe, đồ uống… Những mảnh đất “vàng”, các khu trung tâm, đắc địa luôn là mong muốn của rất nhiều chủ đầu tư ngành F&B. Tuy nhiên, với một thị trường đang dần hồi phục sau dịch, để chi trả cho những mặt bằng ấy có phần quá sức.

Thay vào đó, thị trường bán đồ ăn online hiện tại đang là một mảnh đất tuy không phải quá mới nhưng còn rất nhiều tiềm năng để khai thác. Đến thời điểm thị trường hồi phục trở lại, khi nguồn lực của các mô hình F&B mạnh mẽ hơn, câu chuyện về địa điểm sẽ quay trở lại như việc tất yếu. Bởi vậy cân nhắc lựa chọn mặt bằng phù hợp: ngân sách, đối tượng khách hàng, loại hình kinh doanh…

4. Promotion (Quảng bá)

Tạo ra những chương trình giảm giá đặc biệt theo mùa vụ, những dịp sinh nhật, các ngày lễ lớn trong năm, tri ân khách hàng. Trước mỗi chiến dịch quảng bá hãy xác định đối tượng khách hàng hướng đến, mục tiêu cũng như các chỉ số đánh giá hiệu quả.

Bên cạnh những vị khách mới, chủ quán đừng quên việc chăm sóc khách hàng cũng vô cùng quan trọng. So với chi phí để thu hút khách hàng mới, việc duy trì kết nối với những khách hàng cũ vừa có thể giúp chủ quán tiết kiệm thời gian, giảm thiểu ngân sách quảng cáo đồng thời lại là một kênh truyền thông vô cùng hiệu quả, thậm chí là những hoạt động marketing 0 đồng.

Nhiều nhà hàng, quán ăn mong muốn áp dụng một cách hiệu quả việc quản lý danh sách khách hàng và có những chương trình kích thích khách hàng quay lại sử dụng tự động, đo lường và kiểm soát được mức độ hiệu quả của từng chương trình.

Anh/chị hoàn toàn có thể tìm kiếm những công cụ hỗ trợ các nhu cầu quản lý trên như sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng có tính năng làm thẻ thành viên điện tử, phát voucher điện tử, gửi sms marketing tới từng khách hàng khi nhà hàng triển khai các chương trình khuyến mãi.

Bên cạnh đó cũng có thể tự động xét điều kiện hóa đơn để chiết khấu cho khách. anh/chị có thể tham khảo việc ứng dụng phần mềm quản lý khách hàng kết hợp ngay trong công cụ quản lý, tiết kiệm được chi phí đầu tư lại hoàn toàn có thể marketing 0 đồng.

Phần mềm quản lý nhà hàng MISA CukCuk

5. People (Con người)

Khâu quan trọng nhất, xuyên suốt toàn bộ quy trình phục vụ chính là con người. Từ điểm chạm đầu tiên khi khách hàng ghé thăm quán, trong suốt thời gian dùng bữa đến khi ra về, hiện hữu và tiếp xúc với khách hàng của quán nhiều nhất không phải chủ quán mà chính là nhân viên.

Hãy luôn chắc chắn rằng bản thân mỗi nhân viên lại là một kênh truyền thông thực sự hiệu quả hay nói cách khác, đào tạo họ, hình thành văn hoá nội bộ. Điều này có thể giúp quán của anh chị có thêm những khách hàng vô cùng tiềm năng thông qua sự giới thiệu của chính nhân viên trong quán mà không phải mất nhiều chi phí.

6. Process (Quy trình cung ứng)

Có 3 yếu tố cần đảm bảo trong chuỗi quy trình cung ứng dịch vụ nhà hàng: chất lượng, thời gian và địa điểm. Ví dụ: nếu khách hàng có ghé thăm quán tới 3 lần trong một ngày thì chất lượng món ăn và thái độ của nhân viên vẫn luôn đồng đều, đảm bảo trải nghiệm của khách hàng luôn hài lòng.

Với quy trình cung ứng này, anh chị chủ quán hoàn toàn có thể cải thiện chất lượng thông qua các công cụ đánh giá, chăm sóc khách hàng tích hợp cùng phần mềm quản lý. Hình thức thông qua phiếu khảo sát, đánh giá trải nghiệm sau khi khách hàng dùng bữa. Khách hàng có thể để lại ý kiến của mình, giúp nhà hàng cải thiện chất lượng phục vụ từ đó nhà hàng ghi nhận. Đó cũng là cầu nối hỗ trợ giữa chủ quán và khách hàng của mình mình.

Có thể bạn quan tâm: Phản hồi đánh giá tiêu cực của khách hàng thế nào cho chuyên nghiệp?  

7. Physical evidence (Điều kiện vật chất)

Đảm bảo mọi khu vực dù là khu vực phục vụ hay bếp, quầy thu ngân, thậm chí nhà vệ sinh, mỗi khu vực khách có thể ghé thăm, đều là mỗi khu vực để bạn có thể ghi điểm, đừng bỏ sót bất kỳ trải nghiệm của họ.

Đôi khi việc tập trung phát triển, hoàn thiện sản phẩm có thể khiến chủ quán xao lãng nhưng hãy luôn quan tâm, đảm bảo vệ sinh, sắp xếp bày trí nội thất chỉnh chu. Hãy luôn nhớ rằng, sẽ ra sao nếu khách hàng nhận thấy bẩn ngay trong một nhà hàng thực phẩm.

  • Thiết kế và trang trí phù hợp với phong cách nhà hàng, bao gồm các yếu tố: nội thất, ánh sáng, màu sắc và các chi tiết nhỏ khác.
  • Đồ dùng và trang thiết bị chất lượng, đảm bảo trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Bao gồm bàn ghế, đồ dùng bếp và các thiết bị khác.
  • Đảm bảo sự sạch sẽ và gọn gàng để tạo ấn tượng tốt với khách hàng. Chú ý dọn dẹp vệ sinh, có nhwungx giải pháp xử lý rác thải hiệu quả.
  • Không gian (ở trong và ngoài trời) phù hợp với phong cách của nhà hàng và tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng.

Tạm kết

Việc hoàn thiện cả 7P trong marketing dịch vụ nhà hàng không phải câu chuyện sớm chiều, thông thường nhà hàng sẽ tập trung phát triển 4P đầu tiên là sản phẩm, giá, khuyến mãi và phân phối. Trong quá trình vận hành, chính trải nghiệm, đánh giá của khách hàng sẽ giúp hoàn thiện hệ thống dịch vụ, cơ sở vật chất phần nào được hoàn thiện kỹ càng hơn. Hy vọng những chia sẻ trên đây của MISA CukCuk sẽ giúp chủ quán hiểu và áp dụng 7P trong marketing dịch vụ nhà hàng của bạn được hiệu quả nhất.

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Hướng dẫn cúng ông Công ông Táo 2024 đầy đủ…
12/01/2024
Phân tích chiến lược marketing của Lotteria – người “anh…
03/01/2024
Chiến lược marketing của Pizza 4P’s: kín bàn cả tháng,…
02/01/2024
Chiến lược marketing của Pizza Hut – Sức mạnh của…
25/12/2023
Hướng dẫn bán đồ ăn trên TikTok Shop cho nhà…
09/11/2023