Thị trường cà phê Việt Nam đang phát triển mạnh, và The Coffee House là một trong những thương hiệu dẫn đầu, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Trong bài viết này, MISA CukCuk sẽ chia sẻ chi tiết các thông tin chi tiết về nhượng quyền The Coffee House, giúp bạn ra quyết định đầu tư đúng đắn cho hành trình kinh doanh của mình.
1. Giới thiệu về The Coffee House
1.1. Câu chuyện thương hiệu của The Coffee House
The Coffee House – thương hiệu cafe do cựu CEO Nguyễn Hải Ninh sáng lập, hiện tại do Công ty CP Seedcom quản lý. Đây là một trong những startup được rót vốn bởi Quỹ đầu tư Seedcom thuộc sở hữu của ông Đinh Anh Huân, người đồng sáng lập Thế Giới Di Động.
Chính thức có cửa hàng đầu tiên từ năm 2014, The Coffee House nhanh chóng phát triển và mở rộng tại TP.Hồ Chí Minh. Chỉ một năm sau, The Coffee House chính thức Bắc tiến với cửa hàng đầu tiên được đặt tại Hà Nội. Tính đến năm 2020, sau 6 năm hoạt động, The Coffee House đã có 175 cửa hàng tại 18 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Tốc độ mở chuỗi cửa hàng của The Coffee House được giới kinh doanh F&B đánh giá là thần tốc, đặc biệt trong giai đoạn 2017-2018. Theo số liệu của Công ty CP Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam (VIRAC), đến cuối năm 2018, chuỗi cà phê The Coffee House có doanh thu gần 669 tỷ đồng. Doanh thu của The Coffee House đứng thứ hai thị trường sau 5 năm hoạt động, số lượng cửa hàng chỉ đứng sau Highlands Coffee.
1.2. Chuyển mình qua từng giai đoạn
Cựu CEO Nguyễn Hải Ninh tự nhận mình là một tay ngang trong lĩnh vực kinh doanh, không biết gì về ngành cafe hay nhà hàng. Điều băn khoăn lớn nhất của anh là làm thế nào để pha được cafe chuẩn vị, chọn lựa cửa hàng rồi xây dựng và phát triển chúng với hai bàn tay trắng.
Tiếp đến 2 đời CEO là ông Lê Bá Nam Anh và hiện tại là Ngô Nguyên Kha, kế thừa và phát triển định hướng lấy khách hàng là trung tâm, thương hiệu này cũng đã nhận được những phản hồi vô cùng tích cực từ người tiêu dùng. Bên cạnh đó, hãng cũng đã có rất nhiều thay đổi so với thời kỳ của CEO Nguyễn Hải Ninh, nhưng phần nào, các thay đổi đó đều theo hướng tích cực và tạo giá trị với cộng đồng.
Mỗi giai đoạn phát triển lại có một thách thức khác nhau. Khi quản lý 10 cửa hàng khác, 100 cửa hàng và giờ là gần 200 cửa hàng. Câu chuyện là chỉ với 12 tiếng/ngày để có thể có mặt ở cửa hàng, thời gian còn lại vắng mặt thì quản lý vận hành ra sao, chăm sóc khách hàng có tốt hay không? Có cả một quy chuẩn riêng, đội ngũ kinh doanh bằng sự chân thành và thấu hiểu khách hàng và đó là lý do họ thành công. Bởi vậy, không ít nhà đầu tư muốn làm đối tác nhượng quyền The Coffee House.
1.3. Điều gì đã làm nên sự thành công của The Coffee House?
Không đơn thuần là một chuỗi cafe cung cấp đồ uống thơm ngon với chất lượng dịch vụ chuẩn chỉnh, thái độ nhân viên lịch sự mà The Coffee House còn góp phần xây dựng, phát triển những giá trị văn hóa tinh thần, phong cách sống của người Việt trẻ.
Đến The Coffee House để tận hưởng không gian thoải mái có thể học tập, làm việc và chuyện trò cùng bạn bè. Thông qua những cốc cafe thơm để kết nối mọi người đến gần nhau hơn.
Những giá trị cốt lõi của The Coffee House:
- Chân thành: Bắt đầu từ sứ mệnh “Deliver Happiness” – Trao gửi hạnh phúc.
- Quan tâm: Bất kỳ sản phẩm, dịch vụ nào do The Coffee House tạo ra đều luôn hướng đến khách hàng.
- Sáng tạo: The Coffee House luôn cố gắng tạo ra sự khác biệt qua từng ngày, những điểm nhấn trong quá trình trải nghiệm của khách hàng. Đặc biệt, The Coffee House phát triển app sản phẩm cửa riêng mình với nhiều ưu đãi dành cho khách hàng mới, khách hàng trung thành. Đây cũng là một nét riêng tạo sự thành công của thương hiệu.
- Dũng cảm: Tại The Coffee House, những tâm hồn đồng điệu cùng nhau làm việc cần mẫn hướng đến mục tiêu chung của tập thể.
2. The Coffee House có nhượng quyền không? Chi phí nhượng quyền The Coffee House bao nhiêu?
Chia sẻ thẳng thắn khi được đặt câu hỏi The Coffee House có nhượng quyền hay không, CEO Nguyễn Hải Ninh chắc chắn: Chúng tôi không bao giờ có ý định nhượng quyền. Việc nhượng quyền giống như việc bạn đang trao con mình cho người khác. Ý tưởng ban đầu thành lập The Coffee House với một ước mơ. Với nhân viên của The Coffee House họ cũng được mơ chung ước mơ ấy.
Mọi sự cố gắng, nỗ lực của tập thể đều chung một mục đích biến ước mơ đó thành hiện thực. Và việc nhượng quyền vô hình chung khiến cho những quyết định sau này của bạn, không còn là của bạn nữa, bạn rơi vào tình trạng mất kiểm soát hoạt động kinh doanh của mình. Điều này chưa kể đến những xung đột giữa các chi nhánh, rồi việc một nhánh nhỏ làm ảnh hưởng đến thương hiệu chung…
“Khi nhượng quyền nghĩa là bạn trao đứa con của mình cho người khác” – Cựu CEO Nguyễn Hải Ninh từng chia sẻ.
Điều này đã từng có rất nhiều thương hiệu chỉ vì nhượng quyền chất lượng không đảm bảo, thương hiệu cũng từ đó mà đánh giá không tốt, tiêu cực hơn thì tẩy chay. Việc khó kiểm soát khi đã áp dụng mô hình nhượng quyền thực sự nan giải.
Về câu hỏi “Giá nhượng quyền của The Coffee House là bao nhiêu?”, cựu CEO Nguyễn Hải Ninh khẳng định sẽ không nhượng quyền nên không có chính sách giá nhượng quyền thương hiệu. Đến giờ, khi CEO là ông Ngô Nguyên Kha cũng vẫn giữ quan điểm nói trên trước những bài viết cho rằng The Coffee House sẽ nhượng quyền.
Đặc biệt, thương hiệu The Coffee House thuộc công ty cổ phần Seedcom xác nhận: “Hiện tại hãng đang thực hiện kinh doanh độc quyền và chưa có chính sách nhượng quyền trong thời gian này”. Toàn bộ các bài viết với nội dung nhượng quyền The Coffee House chỉ với 500 triệu đều là những nội dung không chính thống và sai sự thật.
3. Với tốc độ mở 100, 200 thì quản lý các chi nhánh The Coffee House như thế nào?
Việc bạn xây dựng một giấc mơ lớn, bạn chắc chắn không thể xây dựng nó một mình. Nếu The Coffee House không nhượng quyền với tốc độ phát triển nhanh chóng, họ quản lý bằng cách nào? Cách duy nhất là tạo dựng nhiệt huyết cho nhân viên. Người tiếp xúc với khách hàng nhiều nhất không ai khác chính là nhân viên, làm sao để họ hiểu, họ giữ tinh thần nhiệt huyết, đó chính là câu chuyện đào tạo văn hóa.
Anh chia sẻ: “Trong năm 2018, The Coffee House đã mở được 80 cửa hàng. Với mỗi cửa hàng phải khảo sát 5 địa điểm, vậy là 400 địa điểm cần ghé tới trong năm. Đương nhiên dù là 1 Ninh hay 10 Ninh cũng chẳng thể làm được.”
Khi mở quán đầu tiên, bạn có thể tự phục vụ 8 tiếng, 10 tiếng, thậm chí là 12 tiếng/ngày để chăm sóc khách hàng được chu đáo. Nhưng đó là điều hoàn toàn không thể nếu bạn mở 100, 200 cửa hàng. “Ở The Coffee House, tôi không làm việc một mình mà làm việc với rất nhiều người, chúng tôi là một tập thể”.
4. Định hướng tập trung chất lượng của The Coffee House
CEO Ngô Nguyên Kha nhấn mạnh, đã đến giai đoạn The Coffee House tập trung tối ưu nguồn lực để cho ra các kết quả kinh doanh tốt thay vì việc chạy theo số lượng, nhân rộng hệ thống.
Bởi vậy, các hoạt động mở thêm chi nhánh hoặc tiếp nhận nhượng quyền hãng chưa triển khai. Đặt khách hàng là trung tâm, phục vụ để họ có những trải nghiệm tốt nhất hiện tại là tôn chỉ, như hãng trao đổi đó chính là hoạt động “gây nhớ thương” với thực khách.
Chúng ta sẽ thấy thực đơn của hãng đã có nhiều sự thay đổi tích cực, nghiên cứu đa dạng cũng như tôn trọng lựa chọn của số đông khi thử nghiệm và tìm ra những dòng đồ uống phù hợp.
>> Có thể bạn quan tâm:
- Nhượng quyền Highlands Coffee: Khởi nghiệp cùng thương hiệu đẳng cấp
- Chi phí nhượng quyền Lotteria hết bao nhiêu? Kinh nghiệm từ A-Z
5. Tạm kết
Mặc dù The Coffee House không áp dụng mô hình nhượng quyền, nhưng vẫn còn nhiều thương hiệu khác trong lĩnh vực F&B mà bạn có thể cân nhắc đầu tư. Hy vọng qua những thông tin trên, bạn sẽ có thêm cái nhìn tổng quan và tìm được hướng đi phù hợp cho kế hoạch kinh doanh của mình. Chúc bạn thành công trên hành trình sắp tới!
Nếu bạn cần hỗ trợ trong quá trình quản lý & vận hành cửa hàng, MISA CukCuk luôn sẵn sàng đồng hành – Phần mềm cung cấp giải pháp quản lý F&B chuyên nghiệp, tối ưu quy trình từ gọi món, thanh toán đến quản lý chi phí nguyên vật liệu, tồn kho chính xác, báo cáo doanh thu tự động mọi lúc mọi nơi!